CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngữ dụng học

  • Duyệt theo:
1 Hành động ngôn ngữ Hứa trong giao tiếp của người Việt (qua tư liệu ở một số tác phẩm văn học) / Mai Thị Hảo Yến // .- 2023 .- Số 344 - Tháng 9 .- Tr. 94-100 .- 400

Trên nền tảng của lí thuyết ngữ dụng học, những nghiên cứu về hành động ngôn ngữ nói chung và hành động hứa nói riêng đã thu được những thành tựu đáng kể. Bài viết sẽ làm rõ hành vi – hành động nói năng này trong giao tiếp của người Việt từ phương diện dụng học.

2 Vị từ tư thế “nằm” và “quỳ” trong tiếng Việt nhìn từ ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học / Triệu Thu Duyên // .- 2023 .- Số 345 - Tháng 10 .- Tr. 36-45 .- 400

Tập trung tìm hiểu về hai vị từ tư thế “nằm” và “quỳ” đặt trong hệ thống nhóm từ chỉ tư thế để nghiên cứu trên ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học. Kết quả nghiên cứu của bài viết nhằm đưa ra một cái nhìm khái quát và toàn diện hơn về hai từ này nói riêng và nhóm từ chỉ tư thế nói chung.

3 Cách thức biểu lộ sự bức xúc của cấp dưới đối với cấp trên ở nơi làm việc: Nghiên cứu dụng học giao văn hóa trường hợp Mỹ và Việt Nam / Ngô Hữu Hoàng, Mai Thị Thu Hân // .- 2023 .- Số 7 (393) .- Tr. 3-10 .- 400

Nghiên cứu trường hợp về cách thức biểu hiện bức xúc trong công việc tại nơi làm việc của người Mỹ và người Việt. Nghiên cứu phân tích và thảo luận phản hồi cụ thể của 10 nghiệm thể Mỹ và 10 nghiệm thể Việt để tìm ra câu trả lời cho giả thuyết của chúng tôi là “nhân viên người Mỹ có khuynh hướng phản ứng trực tiếp và bình đẳng hơn so với nhân viên người Việt Nam trong thể hiện sự bức xúc với cấp trên tại nơi làm việc”.

4 Đối chiếu đặc điểm ngữ dụng của một số dãy danh từ đồng nghĩa giữa tiếng Anh và tiếng Việt / Trần Thị Lệ Dung // .- 2023 .- Số 343 - Tháng 8 .- Tr. 76-82 .- 420

Tập hợp một số dãy đồng nghĩa có từ trung tâm mang ý nghĩa tương đương nhau trong hai ngôn ngữ Anh và Việt thuộc những từ loại khác nhau từ các cuốn từ điển từ đồng nghĩa, sổ tay dùng từ, các từ điển giải thích và từ điển đối chiếu song ngữ Anh – Việt. Trên cơ sở đó tiến hành miêu tả đặc điểm ngôn ngữ của một số dãy đồng nghĩa danh từ đã được thu thập mang tính đại diện.

5 Đại từ và giao diện luận lý - ngữ dụng học / Trịnh Hữu Tuệ // .- 2023 .- Số 02 (57) - Tháng 4 .- Tr. 106-114 .- 401

Mô tả một đặc tính luận lý của đại từ có khả năng lý giải sự hiện diện phổ quát của phạm trù này trong các ngôn ngữ tự nhiên. Sau đó, nó phác thảo một phương pháp phân loại đại từ cho tiếng Việt. Tiếp theo là một thảo luận về quan hệ giữa tính khả chấp của câu và tính trùng ngôn cũng như mâu thuẫn của nó, trong đó hệ quả hình thức của nghĩa xã hội được đề cập đến như một hiện tượng quan yếu đối với nghiên cứu giao diện luận lý - ngữ dụng học. Phần cuối của bài phân tích sự khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Anh liên quan đến việc sử dụng tên riêng để chỉ người nói và người nghe.

6 Nghĩa ngữ dụng của cặp từ tương phản trái lại/ ngược lại / Lê Thu Lan // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 4(338) .- Tr. 46-52 .- 400

Nghiên cứu và xem xét ngữ nghĩa liên kết và ngữ nghĩa ngữ dụng của một cặp từ nối theo phạm trù tương phản khá điển hình: trái lại và ngược lại. Vấn đề này liên quan tới lý thuyết ba bình diện (Kết học, Nghĩa học, Dung học) và lý thuyết lập luận.

7 Vị từ tư thế “ngồi” trong tiếng Việt nhìn từ ba bình diện: Kết học, nghĩa học và dụng học / Triệu Thu Duyên // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 3(337) .- Tr. 47-55 .- 400

Tập trung tìm hiểu về vị từ tư thế “ngồi” đặt trong hệ thống nhóm từ chỉ tư thế để nghiên cứu trên ba bình diện: kết học, nghĩa học bà dụng học. Théo hướng này, kết quả nghiên cứu của bài viết nhằm đưa ra một cái nhìn khái quát và toàn diện hơn về từ “ngồi”, góp phần vào nghiên cứu nhóm từ chỉ tư thế nói chung.

8 Nghiên cứu hiện tượng chuyển di ngữ dụng ở lời từ chối trong tiếng Nhật của người học Việt Nam / Phan Thu Hà // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 9 (383) .- Tr. 71-80 .- 400

Tìm kiếm những ảnh hưởng về mặt ngữ dụng của tiếng Việt lên cách từ chối trong tiếng Nhật của người học Việt Nam, đồng thời so sánh thử mức độ ảnh hưởng của yếu tố này giữa hai nhóm người học tiếng Nhật tại Việt Nam và người học tại Nhật Bản.

9 Đặc điểm ngữ dụng của một số dãy động từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt / Trần Thị Lệ Dung, Nguyễn Thanh Bình // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 9(330) .- Tr. 46-55 .- 400

Bài viết là công trình đầu tiên nghiên cứu đối chiếu toàn diện từ đồng nghĩa tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng (tập trung đi sâu đặc điểm của một số dãy động từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ dụng).

10 Tiếng đệm : một yếu tố ngữ nghĩa – ngữ dụng có cương vị trong ngữ pháp tiếng Việt / Đinh Văn Đức // Ngôn ngữ .- 2022 .- Tr. 3-12 .- 400

Tìm hiểu về cương vị trong cấu trúc từ ghép tiếng Việt và chức năng nghĩa trong dụng ngôn của tiếng đệm. “tiếng đệm” là tên gọi nôm cái yếu tố phụ “không có nghĩa” đứng sau một thực từ (danh, động, tính), và khi kết hợp với tiếng “thực” thì nó tạo ra (phái sinh) một kết cấu từ ghép có nghĩa riêng.