CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Dân tộc học

  • Duyệt theo:
1 Quan hệ dân tộc xuyên biên giới của người KHMER và người Chăm vùng biên giới miền Tây Nam Bộ Việt Nam - Campuchia / Vũ Đình Mười, Trương Văn Cường // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 3 (38) .- Tr. 74-81 .- 910

Từ góc độ nhân học/ dân tộc học, qua nghiên cứu trường hợp người Khmer và người Chăm, bài viết góp phần làm rõ thực trạng, tác động của hiện tượng này đến đời sống kinh tế - xã hội, an ninh chính trị vùng biên giới miền Tây Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quan hệ dân tộc xuyên biên giới của hai tộc người này ngày càng gia tăng, có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống kinh tế của họ.

2 Khởi nguyên của ý thức dân tộc / Benedict Anderson // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 81 - 89 .- 305

Phân tích và lập luận mối liên hệ giữ chủ nghĩa tư bản, công nghệ in ấn và tính đa dạng định mệnh của ngôn ngữ nhân loại dẫn tới khả năng ra đời một hình thức cộng đồng tưởng tượng mới. Và trong hình thái cơ bản của hình thái đó, đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các dân tộc hiện tại.

3 Văn học Châu Ro: từ truyền thống đến hiện đại / Nguyễn Hữu Lễ // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 7 (569) .- Tr. 66 - 77 .- 400

Trình bày nội dung: 1. Truyện kể dân gian Châu Ro; 2. Thơ ca dân gian Châu Ro và 3. Dòng chảy từ truyền thống đến hiện đại: Trường hợp Préki Malamak.

4 Dân tộc học/Nhân học và tiếp cận nghiên cứu nghèo đa chiều ở Việt Nam / ThS. Vũ Đình Mười // Dân tộc học .- 2018 .- Số 4 (208) .- Tr. 3 - 13 .- 305

Nêu lên một số vấn đề cần thảo luận về cách tiếp cận trong bối cảnh phát triển bền vững và hội nhập.

5 Quy mô và chất lượng dân số của các dân tộc có dân số rất ít ở Việt Nam hiện nay / TS. Bùi Thị Bích Lan, TS. Nguyễn Thị Tám // Dân tộc học .- 2018 .- Số 2 (206) .- Tr. 46 – 54 .- 305

Trên cơ sở tổng luận các nghiên cứu về chủ đề quy mô và chất lượng dân số của các dân tộc có dân số rất ít ở Việt Nam hiện nay và kết quả nghiên cứu thực địa của các tác giả, bài viết mong muốn làm rõ hơn những vấn đề tồn tại, thách thức đối với dân số và phát triển của 5 tộc người có dân số ít nhất ở Việt Nam hiện nay.

6 Đánh giá tổng quát 50 năm nghiên cứu tộc người và các vấn đề dân tộc của Viện dân tộc (1968 – 2018) / Nguyễn Văn Minh // Dân tộc học .- 2018 .- Số 2 (206) .- Tr. 3 – 35 .- 305

Nêu một số định hướng nghiên cứu trọng tâm, một số góp ý chính, một số hạn chế, một số kiến nghị về nghiên cứu của Viện dân tộc trong thời gian tới.

7 Nhà nước, chính sách tôn giáo và tộc người: Tổng quan nghiên cứu dưới góc nhìn nhân học / ThS. Nguyễn Anh Tuấn // Dân tộc học .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 69 – 78 .- 305.8

Phân tích tổng quan dưới góc độ nhân học/ dân tộc học về các vấn đề nhà nước, chính sách tôn giáo và tộc người, dự trên cơ sở đồng thuận với các quan điểm vĩ mô có tính chiến lược trong xây dựng chính sách tôn giáo tại Việt Nam theo hướng một bộ phận của chính sách công. Đồng thời, gợi ý về tính cần thiết của việc xây dựng khung chính sách tôn giáo trong mối liên hệ với các nhóm tộc người cũng như văn hóa đặc thù của mỗi tộc người, với việc hoạch định rõ ràng hơn những mục tiêu căn bản và cấp bách.

8 Từ cơ bản trở thành cấp bách và từ cấp bách trở thành cơ bản / TS. Lâm Minh Châu // Dân tộc học .- 2018 .- Số 1 .- Tr.21 – 30 .- 305.8

Phân tích mối quan hệ giữa vấn đề cơ bản và cấp bách trong nghiên cứu dân tộc, tộc người. Hiện nay, có hai xu hướng phổ biến khi bàn về mối quan hệ đó: hoặc là gộp chung và không xác định cụ thể đâu là cơ bản và đâu là cấp bách, hoặc coi đây là hai dạng vấn đề hoàn toàn tách bạch nhau. Bài viết cho thấy, một mặt giữa các vấn đề cấp bách và cơ bản có những điểm khác nhau trong trọng, đặc biệt là ở phạm vi tác động và yêu cầu về chính sách để giải quyết vấn đề, do đó cần xác dịnh những điểm khác biệt về nội hàm giữa hai vấn đề để từ đó xác định các phương thức đáp ứng chính sách cho phù hợp.

9 Buôn làng Tây Nguyên ngày nay: Các yếu tố tác động và xu hướng biến đổi của các định chế phi chính thức cổ truyền / TS. Võ Công Nguyện // Dân tộc học .- 2017 .- Số 2 .- Tr. 31 – 38 .- 305.8

Nghiên cứu góp phần nhận diện những yếu tố tác động làm biến đổi nhanh không gian sinh tồn hay không gian xã hội của buôn làng truyền thống ở Tây Nguyên, đồng thời dự báo xu hướng biến đổi của các định chế phi chính thức cổ truyền trong các cộng đồng tộc người thiểu số tại chỗ dưới góc nhìn về chuyển biến xã hội từ xã hội cổ truyền sang xã hội hiện đại ở vùng này. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số kiến nghị góp phần quản lý xã hội và phát huy vai trò của một số định chế phi chính thức cổ truyền trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên ngày nay.