CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ Quốc tế--Chính sách

  • Duyệt theo:
1 Yếu tố song phương, chi phối và thách thức trong chính sách của Trung Quốc với Asean / Nguyễn Anh Cường, Hoàng Đức Hải // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 9 (259) .- Tr. 13-21 .- 327

Bằng việc phân tích nội dung văn bản và các hành động của Trung Quốc, bài viết chỉ ra một cách hệ thống bản chất các giá trị trong chính sách đối ngoại của họ.

2 Những yếu tố thúc đẩy UAE đẩy mạnh quá trình cung cấp ODA / Đỗ Đức Hiệp, Dương Ngân Hà // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2022 .- Số 3 (199) .- Tr. 29-37 .- 327

Khái niệm “Hỗ trợ phát triển chính thức – ODA”; ODA trong chính sách của Các tiểu Vương quốc A-rập Thống nhất; Các yếu tố thúc đẩy UAE đẩy mạnh quá trình viện trợ ODA; Sự thống nhất và bài bản trong quá trình triển khai cung cấp ODA.

3 Quan hệ Nhật Bản – Mỹ trong bối cảnh an ninh Đông Á hiện nay / Nguyễn Hồng Quân // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2022 .- 07 (191) .- Tr. 11-23 .- 327.04

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc Mỹ sử dụng Nhật Bản bại trận làm căn cứ để đánh Liên Xô và Trung Quốc. Nhật Bản dựa vào Mỹ để phát triển kinh tế đất nước, mặt khác tranh thủ Mỹ để xây dựng tiềm lực mọi mặt , mở rộng vai trò khu vực. Sau chiến tranh lạnh, Nhật Bản từng bước khẳng định vai trò trong liên minh song phương với Mỹ, phát huy vai trò phòng vệ. Trong bối cảnh cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Nhật Bản tham gia cùng các nước khu vực nỗ lực bảo vệ trật tự dựa trên pháp luật quốc tế, đối phó với những nguy cơ bất ổn Đông Á.

4 Nâng cao lợi thế cạnh tranh thông qua công nghệ của các nền kinh tế Đông Á và một số bài học cho Việt Nam / Đậu Xuân Đạt // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- số 5(243) .- Tr. 22-31 .- 327

Phân tích môi trường cạnh tranh thông qua nền tảng công nghệ và sự vận dụng rất thành công của các nền kinh tế Đông Á trong mạng lưới sản xuất toàn cầu. Từ đó, tác giả đề xuất một số bài học rút ra cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

5 Chữ Quốc ngữ trong chính sách giáo dục của Pháp ở Việt Nam thời thuộc địa (1864-1945) / Nguyễn Hữu Phúc // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 1 (232) .- Tr. 53-64 .- 327

Làm rõ vấn đề chữ Quốc ngữ trong chính sách giáo dục mà chính quyền thuộc địa Pháp đã thực hiện tại Việt Nam trong thời gian cai trị (1864-1945).

7 Yếu tố chuẩn mực trong nghiên cứu quan hệ quốc tế / TS. Lê Lêna // Nghiên cứu Châu Âu .- 2018 .- Số 9 (216) .- Tr. 28-38 .- 327

Bàn về khái niệm của chuẩn mực, cách phân loại chuẩn mực. Bài viết cũng sẽ trả lời câu hỏi tại sao một hiện tượng nghiên cứu như chuẩn mực trong một thời gian dài không thu hút được các nhà nghiên cứu mà giờ đây quay trở lại; đồng thời xem xét yếu tố nào quyết định nên sự tồn tại, phát triển và lan tỏa của chuẩn mực và chuẩn mực có tác động như thế nào đối với quan hệ quốc tế.

8 Bồi thường chiến tranh trong quan hệ quốc tế đương đại và việc giải quyết hậu quả chiến tranh tại Việt Nam / NCS. Nguyễn Hồng Quang // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 3 (110) .- Tr. 164-179 .- 327

Nghiên cứu thực tiễn bồi thường chiến tranh trong quan hệ quốc tế đương đại để từ đó đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam và Mỹ trong việc tăng cường hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh này là rất cần thiết, qua đó góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện Việt – Mỹ.

9 Tác động của một số vấn đề an ninh phi truyền thống tới quan hệ quốc tế ở Liên minh Châu Âu hiện nay / Nguyễn Thị Hòa Mai // Nghiên cứu Châu Âu .- 2017 .- Số 2 .- Tr. 13-18 .- 327

Tập trung vào hai vấn đề an ninh phi truyền thống đang tác động mạnh mẽ tới quan hệ quốc tế ở Liên minh Châu Âu (EU) hiện nay là khủng hoảng nhập cư và sự gia tăng khủng bố ở Liên minh, từ đó đánh giá những tác động của những vấn đề nay lên quan hệ quốc tế ở EU.

10 Quan hệ hợp tác của Ấn Độ với các nước thành viên SAARC / ThS. Lưu Bảo Trung // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 5/2016 .- Tr. 9-16 .- 327

Tìm hiểu quan hệ hợp tác của Ấn Độ với từng nước thành viên SAARC từ đó đưa ra một số nhận xét chung về tiến trình hội nhập khu vực của Ấn Độ trong thời gian qua.