CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Hán ngữ

  • Duyệt theo:
1 Bộ từ vựng khung năng lực tiếng Hán trong giảng dạy Hán Ngữ Quốc tế với giảng dạy từ vựng tiếng Trung Quốc tại Việt Nam / Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Phước Lộc, Trần Thị Thanh Mai // .- 2023 .- Số 341 - Tháng 6 .- Tr. 101-106 .- 495.1

Giới thiệu đặc điểm bộ từ vựng Khung năng lực tiếng Hán trong giảng dạy Hán ngữ quốc tế, so sánh với bộ từ vựng Trình độ Hán ngữ HSK 6 bậc hiện hành để thấy những khác biệt về số lượng, nội dung và ý tưởng biên soạn bộ từ vựng giữa hai tài liệu. Trên cơ sở đó, kết hợp với sự gần gủi giữa từ vựng tiếng Hán và Tiếng Việt, đưa ra những khuyến nghị giúp người học Việt Nam sớm tích lũy được vốn từ vựng trong Khung năng lực tiếng Hán, góp phần đẩy nhanh tiến độ phát triển năng lực biểu đạt tiếng Tring Quốc.

2 Khung năng lực tiếng Hán trong giảng dạy Hán ngữ Quốc tế với giảng dạy tiếng Trung Quốc bậc phổ thông ở Việt Nam / Nguyễn Hoàng Anh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 2(336) .- Tr. 39-50 .- 400

Phân tích những đặc điểm cơ bản của Khung năng lực tiếng Hán trong giảng dạy Hán ngữ quốc tế, đối chiếu với nội dung Chương trình tiếng Trung Quốc bậc phổ thông ở Việt Nam. Từ đó đưa ra những khuyến nghị về việc biên soạn sách giáo khoa, tài liệu dạy-học và phương pháp giảng dạy, giúp cho việc giảng dạy tiếng Trung Quốc bậc phổ thông ở Việt Nam vừa đảm bảo đạt mục tiêu, chuẩn đầu ra của Chương trình tiếng Trung Quốc, vừa khớp nối với các quy định trong Khung năng lực tiếng Hán, hòa nhịp được với giảng dạy Hán ngữ trên thế giới.

3 Bàn về ngữ nghĩa hai chữ “quân” (君) và “thần” (臣) / Phạm Thị Thanh Vân, Hoàng Ngọc Nguyễn Hồng // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2022 .- Số 3(247) .- Tr. 61-67 .- 495.1

Bằng phương pháp miêu tả, phân tích và thống kê, đi sâu khảo sát nghĩa của hai từ 君 quân và 臣 thần, nhằm làm nổi bật quan niệm đẳng cấp xã hội của người xưa.

4 Phân tích lỗi ngữ pháp trong quá trình thực hành dịch Hán – Việt của sinh viên trình độ sơ cấp ngành ngôn ngữ Trung Quốc / Trần Trương Huỳnh Lê, Lê Minh Thanh, Hoàng Tố Nguyên // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 09 (302) .- Tr. 67-72 .- 400

Phân tích và phân loại lỗi sai thường gặp trong quá trình thực hành dịch, và từ góc độ đối chiếu ngôn ngữ, bài viết bước đầu giải thích nguyên nhân gây ra sự lệch chuẩn trong bản dịch.

5 Ngữ nghĩa của thủ (手) trong tiếng Hán và tay trong tiếng Việt / Phạm Ngọc Hàm // Ngôn ngữ .- 2019 .- Số 8+9 .- Tr. 109-119 .- 495.1

Bài viết đề cập đến các căn cứ ngôn ngữ để có thể trích dẫn thơ ca một cách chính xác và sát với nghĩa thực

6 Tính liên kết giữa các bộ giáo trình trong chương trình giảng dạy môn ngữ pháp và môn dịch Hán ngữ / Khưu Chí Minh, Huỳnh Nguyễn Thùy Trang // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 9 (276) .- Tr. 47 - 49 .- 400

Thống kê, so sánh đối chiếu và phân tích lượng từ mới bình quân mỗi bài, lượng cụm từ cố định, tổng lượng từ vựng của bộ giáo trình, độ dài bài khóa, lượng điểm ngữ pháp trùng lặp và điểm mạnh của bốn bộ giáo trình: giáo trình Hán Ngữ, giáo trình Nhịp Cầu, giáo trình Boya trung cấp 2 và giáo trình Boya cao cấp.