CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Linh kiện điện tử

  • Duyệt theo:
1 Ảnh hưởng biến dạng đến đường cong điện trễ của vật liệu PbTiO3 cấu trúc xốp / Trần Thế Quang, Nguyễn Hoàng Linh, Nguyễn Minh Sơn, Nguyễn Văn Hội, Đỗ Văn Trường // .- 2024 .- Tập 66 - Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 60-64 .- 621

Phân cực tự phát của vật liệu sắt điện đã được ứng dụng rộng rãi trong các linh kiện điện tử như: bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, cảm biến, bộ chuyển đổi điện. Trong các vật liệu sắt điện, PbTiO3 (PTO) là một trong những vật liệu chiếm ưu thế vì chúng có giá trị phân cực tự phát lớn và có thể hoạt động ổn định ở nhiệt độ cao. PTO đã được nghiên cứu ở nhiều cấu trúc khác nhau như màng mỏng (thin film), nanowire, nanodot, nanodisk, nanotube. Để làm rõ ảnh hưởng biến dạng cơ học đến đường cong điện trễ của vật liệu sắt điện PTO cấu trúc xốp, các tác giả đã khảo sát ảnh hưởng biến dạng cơ học lên vật liệu PTO cấu trúc xốp bằng cách sử dụng tính toán dựa trên mô hình vỏ - lõi.

2 Chip bán dẫn linh kiện làm thay đổi thế giới / Lê Văn Doanh, Đỗ Đức Anh // Tự động hóa ngày nay .- 2023 .- Số 267+268 .- Tr. 33-37 .- 621

Bài viết giới thiệu đôi nét về công nghệ chế tạo chip bán dẫn, linh kiện điện tử cốt lõi của cách mạng kỹ thuật công nghệ 4.0.

3 Memristor và một số xu hướng phát triển / Dương Quang Khánh, Nguyễn Tiến Quang, Trương Đình Dũng // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 62-64 .- 621

Vi điện trở nhớ (memory-resistor hay memristor) là một linh kiện điện tử có khả năng lưu trữ thông tin thông minh và tiêu thụ ít năng lượng hơn so với các công nghệ truyền thống. Memristor đang được nghiên cứu và ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, từ nhận dạng mẫu và học máy, mạch chức năng logic và tính toán trong các mạch điện tử phức tạp, trong thiết kế robot và ứng dụng mô hình trí tuệ nhân tạo. Bài báo giới thiệu memristor cũng như một số xu hướng phát triển của công nghệ này trong tương lai.