CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phê bình văn học

  • Duyệt theo:
1 Người nữ them vào lịch sử: từ trường hợp phim Long thành cầm giả ca (Đạo diễn Đào Bá Sơn) nghĩ về việc khai thác chất liệu nữ giới trong điện ảnh / Hồ Khánh Vân // Nghiên cứu văn học .- 2023 .- Số 1(611) .- Tr. 105-116 .- 800.01

Tập trung phân tích tư duy cải biên để đưa hình tượng nữ giới vào trung tâm đời sống trong trường hợp bộ phim Long thành cầm giả ca của đạo diễn Đào Bá Sơn, từ đó đề xuất phương hướng và cách thức khai thác chất liệu nữ giới trong điện ảnh..

2 Chuyển hướng xã hội trong phê bình sinh thái : hoán dụ dân tộc trong một số tác phẩm sinh thái Việt Nam / Phạm Phương Chi, Nguyễn Thùy Linh // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 9 (607) .- Tr. 52-60 .- 895.922 134

Giới thiệu sự chuyển hướng của phê bình sinh thái đồng thời phân tích các hoán dụ dân tộc trong một số tác phẩm văn học sinh thái đương đại ở Việt Nam, cụ thể là tác phẩm của nhà văn Trần Duy Phiên và Mã A Lềnh. Bài viết khẳng định bộ phận văn học này gắn bó với các vấn đề xã hội, chính trị hơn là các vấn đề tự nhiên, sinh thái.

3 Thiên tai trong Thơ mới từ góc nhìn phê bình sinh thái / Phạm Phương Chi, Bùi Thị Thu Thủy // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 9 (607) .- Tr. 85-93 .- 895.921

Phân tích những miêu tả về thiên tai trong Thơ mới (1932-1945) từ những chuyển biến do khủng hoảng môi trường, bất ổn xã hội và hiệu ứng nhà kính gây ra của phê bình sinh thái. Tìm hiểu Thơ mới viết về thiên tai trong bối cảnh lịch sử Việt Nam thời thuộc địa, cụ thể là tiến trình hiện đại hóa mang tính thực dân, cũng đem lại cho Thơ mới một ý nghĩa mới, gắn với các vấn đề môi trường, môi sinh của thời đại.

4 Những mảnh vở cảnh quan trong tiểu thuyết W.G.Sebald : kiến trúc như các “chỉ dấu” của kí ức / Nguyễn Phương Khánh // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 4(602) .- Tr. 56-68 .- 800.01

Phân tích các đặc điểm và mối quan hệ giữa phong cảnh, các công trình kiến trúc được miêu tả một cách kì quái dưới cảm giác chết chóc tan rữa đầy ám ảnh của người kể chuyện với hành trình, kí ức, lịch sử trong tiểu thuyết của Sebald.

5 Phác thảo một vài ẩn dụ thiên nhiên trong sáng tác của Ngô Minh Ích và Nguyễn Ngọc Tư qua góc nhìn phê bình sinh thái / Trịnh Thùy Trang // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 1(599) .- Tr. 101-110 .- 800.01

Tìm hiểu và kiến giải những ẩn dụ của tự nhiên như biểu tượng của nước, văn hóa tộc người, sự gắn kết giữa loài vật và con người gắn với tư duy mĩ học và truyền thống văn hóa của từng cộng đồng người ở Đài Loan và Việt Nam.

6 Tư tưởng sinh thái trong sáng tác của Diêm Liên Khoa / Nguyễn Thị Minh Thương // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 8(594) .- Tr. 90-100 .- 800.01

Nghiên cứu, tiếp cận sáng tác của Diêm Liên Khoa từ góc độ phê bình sinh thái, thông qua các vấn đề luân lí sinh thái, triết học sinh thái, thẩm mỹ sinh thái, khám phá tư tưởng sinh thái trong tác phẩm của ông.

7 Sự hình thành viễn tượng lịch sử và quy ước diễn giải văn học mới ở Việt Nam dân chủ cộng hòa 1945-1946 (trường hợp tạp chí Tiên Phong) / Hoàng Quang Tuấn // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 3(589) .- Tr. 89-102 .- 800.01

Nghiên cứu và làm rõ mối quan hệ giữa viễn tưởng về lịch sử văn học và các quy ước diễn giải vă học ở Việt Nam Dân chủ cộng hòa từ 1945 đến 1946. Phân tích các diễn ngôn về lịch sử văn hóa và chỉ ra rằng các diễn ngôn này hình thành nên một bức tranh lịch sử mới về văn hóa và văn học, định hình các quy ước diễn giải. Cuối cùng, bài viết phác họa ảnh hưởng của các quy ước này đến nền phê bình và sáng tác văn học ở Việt Nam dân chủ cộng hòa đương thời và sau đó.

8 R. Tagore – từ cái đẹp, qua nghệ thuật đến chất thơ / Phương Lựu // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 1(587) .- Tr. 37-41 .- 800.01

Giới thiệu văn tắt một đôi điều từ Mỹ học đến Thi học của Rabindranath Tagore nhà văn hóa lớn đầu thế kỷ XX, ngoài ra Tagore còn là nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn hóa nghệ thuật tầm cỡ.

9 Sự thiết lập diễn ngôn phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1958 / Hoàng Phong Tuấn // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 1(587) .- Tr. 75-89 .- 800.01

Phân tích sự hình thành và củng cố của các diễn ngôn hợp thức, chỉ ra đặc điểm có tính quy ước và tính lịch sử của chúng. Từ đó, bài viết nhấn mạnh rằng sự hình thành và khẳng định quyền lực của diễn ngôn không chỉ phụ thuộc vào định chế tổ chức mà còn do cả sự tham dự của chính những người tham gia.

10 Đỗ Vân Long và sự vận dụng tinh thần Marxist trong phê bình văn học / Trần Thị Thùy Dương // Khoa học Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh .- 2020 .- Số 17(7) .- Tr. 1161-1172. .- 800.01

Trình bày những điểm nhìn của Đỗ Vân Long về phương pháp Marxist trong nghiên cứu văn học mà còn cho thấy sự vận dụng học thuyết này của ông qua các bài phê bình.