CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Hóa sinh học

  • Duyệt theo:
11 Nghiên cứu xây dựng mô hình sàng lọc ảo trên các chất ức chế ABCG2 / Lê Minh Trí, Hoàng Viết Nhâm, Trần Quế Hương // Dược học .- 2020 .- Số 2 (số 526 năm 60) .- Tr. 2-8 .- 572

Xây dựng mô hình pharmacophore từ các chất có hoạt tính ức chế mạnh bơm ABCG2; Xây dựng mô hình mô tả phân tử docking các chất ức chế bơm ABCG2; Tiến hành sàng lọc các chất ức chế bơm ABCG2 trên tập drugbank và tập TCM.

12 Hợp chất triterpen và tác dụng sinh học từ lá cây sum hải nam (Adinandra hainanensis Hayata.) / Vũ Thị Kim Oanh, Phạm Thị Lan Phượng, Đinh Ngọc Thức // Dược học .- 2019 .- Số 11 (số 523 năm 59) .- Tr. 65-68 .- 615

Trình bày kết quả nghiên cứu phân lập và xác định cấu trúc của 4 hợp chất uvaol, ursolic acid, 3β-hydroxy-urs-11-en-13β,28-olid và betulinic acid từ lá loài A. hsinanensis.

13 Nghiên cứu điều chế vật liệu bentonite lai vô cơ/hữu cơ và ứng dụng xử lý phenol đỏ, Mn(II) trong nước / Bùi Văn Thắng, Trần Việt Dũng, Trần Thị Xuân Mai // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2019 .- Số 6(Tập 61) .- Tr.11-16 .- 572

Trong bài báo này, nhóm tác giả đã nghiên cứu phát triển vật liệu hấp thụ mới trên nền bentonite có khả năng loại bỏ đồng thời các chất hữu cơ và cation kim loại trong nước. Bentonite lai vô cơ/hữu cơ được điều chế bằng cách trao đổi cation vô cơ hydrate lớp xen giữa của sét bentonite bằng tác nhân cetyltrimethylamnonium bromide (CTAB) và polyoxocation nhôm. Cấu trúc và đặc trưng tính chất của vật liệu bentonite và bentonite biến tính được xác định bằng phổ XRD, FTIR, BET, TG-DTG. Kết quả cho thấy, CTAB và polyoxocation nhôm đã chèn với lớp giữa của bentonite. Kết quả đánh giá khả năng xử lý của vật liệu CTAB/Al- Bentonite bước đầu cho thấy chúng có khả năng xử lý đồng thời phenol đỏ và Mn(II) trong nước.

14 Khảo sát điều kiện tách chiết sophorolipid từ dịch lên men Candida bombicola và thử nghiệm hoạt tính sinh học / Lê Phước Thọ, Trần Tấn Phát, Dương Thị Thanh Thảo, Lê Thị Thu Hương, Nguyễn Hoàng Dũng, Đinh Minh Hiệp, Nguyễn Bạch Huệyv // .- 2019 .- Số 6(Tập 61) .- Tr.70-75 .- 572

Sophorolipid (SL) là chất hoạt động bề mặt sinh học tiềm năng với khả năng phân giải sinh học cao, độc tính thấp và thân thiện với môi trường, được sản xuất bởi quá trình lên men từ loài nấm men an toàn Candida bombicola. Để tách chiết SL từ dịch lên men có hiệu suất và hoạt tính sinh học cao, quy trình tách chiết phù hợp đã được tiến hành khảo sát. Kết quả cho thấy, điều kiện phù hợp để tách chiết SL từ dịch lên men Candida bombicola là sử dụng hệ dung môi ethyl acetate:dịch lên men 1:1 (v:v); petroleum ether:methanol:dịch lên men 1:1:1 (v:v:v) đạt hiệu suất tách chiết SL từ 90% trở lên và khả năng loại béo đạt 97% trở lên khi tổng hàm lượng SL và dầu đậu nành có trong dịch lên men không vượt quá 20%. Hiệu suất thu hồi các dung môi ethyl acetate (EtAc), methanol (MeOH), petroleum ether (PE) trong quá trình tách chiết SL từ dịch lên men có tổng hàm lượng SL và dầu đậu nành từ 2-20% lần lượt là từ 91-92%, 78-83%, 32-43%. SL có nồng độ 100 mg/ml có khả năng kháng khuẩn tốt nhất đối với Bacillus spuzizenii (13,67+-0,58 mm). Khả năng chống oxy hóa của SL đạt giá trị IC50 là 6,024 mg/ml. Các kết quả trên cho thấy tiềm năng cao của SL cho các ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm, chất tẩy rửa và các ứng dụng thương mại khác liên quan đến chất hoạt động bề mặt.

15 Tổng hợp nano bạc từ chiết xuất hạt quả nho / Lê Tiến Khoa // .- 2018 .- Số 12(717) .- Tr.60-63 .- 572

Nêu sự phát triển của một quy trình tổng hợp xanh sử dụng chiết xuất từ hạt của quả nho để khử ion bạc thành các hạt nano kim loại bạc. Quy trình này không chỉ đơn giản, dễ thực hiện mà còn tạo ra sản phẩm nano bạc có tính hoạt tính xúc tác hiệu quả cho phản ứng phân hủy phẩm nhộm Direct Orange 26 với sự hiện diện của chất khử NaHB4.

16 Điều chế SMEDDS chứa cao diếp cá toàn phần và khảo sát tác động kháng viêm cấp tính của hệ / Ngô Tiến Thịnh, Vũ Anh, Trần Lê Tuyết Châu // .- 2018 .- Số 12(Tập 60) .- Tr.25-29 .- 572

Hệ thống chuyển giao thuốc dạng vi tự nhũ (self-microemulsifying drug delivery system, SMEDDS) thường gọi là hệ vi tự nhũ chứa cao diếp cá (DC) toàn phần (SMEDDS-DC) được điều chế nhằm cải thiện độ ổn định của quercitrin – một thành phần có hoạt tính trong cao DC, đồng thời hoạt tính kháng viêm cấp của hệ SMEDDS-DC đã được đánh giá trên mô hình gây viêm bằng carrageenan. Thành phần của SMEDDS-DC gồm cao DC toàn phần (20%, kl,kl), dầu mè (20%, kl,kl), tween 80 (52%, kl,kl), glycerol (8%, kl,kl). Hệ có kích thước tiểu phân trung bình khoảng 184,9+-1,72 nm (PdI 0,343+-0,004) và thế zêta trung bình khoảng -32,77+-1,21 Mv. Tác động kháng viêm cấp của hệ trên mô hình gây viêm bằng carrgeenan cho thấy hệ SMEDDS-DC thể hiện tác động điều trị viêm cấp tính ở liều 430 mg/kg và 860 mg/kg từ 1 giờ sau khi cho chuột uống thuốc.

17 Phân loại 2 chủng vi nấm phân lập tại Viện 69 và xác định khả năng phân giải một số cơ chất sinh học của chúng / Phùng Công Thưởng, Nguyễn Văn Bắc, Nguyễn Cao Vũ // .- 2018 .- Số 12(Tập 60) .- Tr.30-35 .- 572

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu định danh 2 chủng vi nấm bằng phương pháp hình thái và giải trình tự gen đoạn ITS rDNA, đồng thời xác định khả năng phân giải các cơ chất collagen, gelatin, cellulo của chúng. Các phương pháp thực hiện bao gồm: nghiên cứu thực nghiệm, mô tả, so sánh các dữ liệu thu thập được với dữ liệu khóa phân loại và dữ liệu genbank. Nghiên cứu được tiến hành trên 2 chủng vi nấm phân lập được ở Viện 69. Kết quả cho thấy, chủng ĐTĐL-032 thuộc về loài Aspergillus versicolor và chủng DDTDDL-207 thuộc về loài Aspergillus sydowi. Đây là 2 loài vi nấm cùng nhóm (Aspergillus versicolor group), chúng có đặc điểm hình thái khá giống nhau và gần gũi nhau về mặt di truyền. Chủng vi nấm ĐTĐL-032 có khả phân hủy cơ chất collogen và genlatin, chủng ĐTĐL-207 có khả năng phân hủy 3 cơ chất collogen, gelatin, cellulo.

18 Nghiên cứu chế biến thức uống lên men lactic từ củ khoai lang tím Nhật Bản (giống Murasakimasari) / Hoàng Thị Lệ Hằng, Nguyễn Thị Thu Hường // .- 2018 .- Số 12(Tập 60) .- Tr.55-60 .- 572

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đưa ra quy trình công nghệ chế biến sản phẩm nước uống lên men lactic. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong quy trình chế biến để tăng hiệu suất và chất lượng sản phẩm, đảm bảo ổn định tối đa hàm lượng các chất dinh dưỡng của nguyên liệu (đặc biệt là hợp chất anthocyanin) tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Trên cơ sở khảo sát các công đoạn chính trong quy trình chế biến, bao gồm: ứng dụng enzyme trong khi tinh dịch hóa, đường hóa và khảo sát điều kiện lên men thông qua đánh giá các chỉ tiêu vật lý, hóa sinh và cảm quan của sản phẩm, kết quả nghiên cứu đã xác định được các thông số kỹ thuật công đoạn thủy phân tinh bột khoai lang bằng enzyme glucoamylase 0,15% ở nhiệt độ 60 độ C, thời gian 1,5 giờ và lên men bằng vi khuẩn Lactobacillus bulgaricus với tỷ lệ tiếp giống 3% (tương ứng mật độ vi khuẩn lactic là 10^6 CFU/ml) trong điều kiện nhiệt độ 41+-1 độ C, thời gian lên men là 6 giờ. Từ đó, xây dựng được sơ đồ quy trình công nghệ chế biến nước uống lên men từ củ khoai lang tím.

19 Nghiên cứu khả năng ức chế nấm gây bệnh trên cây đậu tương của vật liệu nano Ag/Bentonite / // Công nghệ Sinh học .- 2017 .- Tr. 349-357 .- Tr. 349-357 .- 572

Trình bày về khả năng ức chế hai loại nấm Fusarium oxysporum và nấm Rhizoctonia. solani gây bệnh trên cây đậu tương của vật liệu nano Ag/Bentonite.