CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Cầu dây văng

  • Duyệt theo:
1 Xác định lực căng cáp dây văng dựa trên phương pháp đo dao động và tải trọng ngẫu nhiên / Lê Hoàng Minh, Nguyễn Hữu Quyết, Phạm Văn Phê, Trần Ngọc Hòa, Bùi Tiến Thành // Cầu đường Việt Nam .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 8-12 .- 624

Trình bày thực nghiệm quá trình đo đạc và xác định lực căng cáp của cầu Dakrong sử dụng phương pháp đo dao động. Các kết quả sẽ được so sánh với một số công thức thực nghiệm trong các quy trình bảo trì cầu và một số nghiên cứu khác trên thế giới để làm rõ được hiệu quả của phương pháp được áp dụng.

2 Đánh giá ứng xử của kết cấu nhịp cầu dây văng có 3 tháp thấp do co ngót từ biến / Nguyễn Đức Thị Thu Định // Cầu đường Việt Nam .- 2019 .- Số 1+2 .- Tr. 36-45 .- 624

Trình bày ứng xử do co ngót, từ biến của kết cấu cầu dây văng có 3 tháp thiết kế thông thường – thiết kế với tỷ lệ chiều cao tháp với chiều dài nhịp chính đúng theo khuyến nghị như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra và trường hợp có 3 tháp thấp. Các kết quả phân tích ứng xử của kết cấu nhịp dầm của 2 trường hợp được so sánh và đánh giá.

3 Phân tích tương quan giữa dữ liệu môi trường nhiệt độ và gió với chuyển vị cầu dây văng do bằng công nghệ GPS / Phạm Thị Thương Huyền // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 24 (326) .- Tr. 40 - 42 .- 363

Phân tích tương quan giữa các yếu tố nhiệt độ môi trường và vận tốc gió với dữ liệu chuyển vị của cầu dây văng do bằng công nghệ GPS.

4 Phân tích sụp đổ lan truyền trong cầu dây văng bằng phương pháp phần tử hữu hạn / PGS. TS. Nguyễn Hữu Hưng // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2019 .- Số 03 .- Tr. 19-30 .- 624

Phân tích các kịch bản đứt cáp trong cầu và phân tích hiện tượng mất ổn định cục bộ của dầm tương ứng với các kịch bản đứt cáp nói trên. Hiện tượng đứt cáp được mô hình bằng lực thay đổi đột ngột theo thời gian. Kết quả của bài báo chỉ ra hiện tượng lan truyền đứt cáp trong cầu và khi nào hiện tượng sụp đổ lan truyền sẽ xảy ra.

5 Mạng lưới hệ chẩn đoán kỹ thuật cho các cầu dây văng ở Việt Nam / Hoàng Nam; Tô Nam Toàn // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 9 .- Tr. 70-73 .- 624

Cùng với nhu cầu kiến thiết hạ tầng giao thông, thúc đẩy nền kinh tế phát triển ở Việt Nam, nhiều công trình cầu dây văng đã và đang được xây dựng dọc chiều dài đất nước. Để theo dõi hoạt động và kịp thời bảo trì các công trình hiện đại và phức tạp này, Tổng cục ĐBVN có chủ trương thiếp lập mạng lưới trực tuyến kết nối chẩn đoán kỹ thuật ở tất cả các cầu dây văng, bước đầu bao gồm bốn cầu Cần Thơ, Rạch Miễu, Bãi Cháy và Kiền. ở mỗi cầu hệ thống chuẩn đoán kỹ thuật được thiết lập mới (Cầu Kiền) hoặc tiến hành hiệu chuẩn, bổ sung cảm biến mới (ba cầu còn lại) và đồng bộ truyền dẫn - xử lý dữ liệu, nhằm thu thập được các thông tin hữu ích về tình hình giao thông và điều kiện sức khỏe của kết cấu cầu. Về lâu dài, mạng lưới sẽ là công cụ hữu ích trợ giúp quy trình quản lý, bảo trì và khai thác cầu dây văng ở Việt Nam với chi phí thấp nhất.

6 Bảo trì hệ dây văng công trình cầu dây văng: Thách thức và giải pháp / PGS. TS. Hoàng Nam, TS. Tô Nam Toàn // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 04 .- Tr. 41-46 .- 624

Đề cập công tác bảo trì hệ dây văng của các công trình cầu dây văng mà tại Việt Nam đã bắt đầu có thời gian sử dụng đáng kể. Đây là bài toán kỹ thuật tương đối mới và hiện đại với nhiều thách thức. Các đặc trưng kỹ thuật cơ bản của hệ dây văng được trình bày, từ đó mô tả phương pháp đánh giá tính toàn vẹn và khả năng chịu lực của cáp, thông qua kết quả kiểm tra thường xuyên cáp kết hợp với các kỹ thuật đo lực căng và độ giảm loga....

7 Phân tích hiệu quả giảm chấn khi áp dụng gối con lắc một mặt trượt ma sát chống động đất cho cầu dây văng / Hoàng Phương Hoa, Phan Hoàng Nam, Nguyễn Văn Nam, Hồ Quang Nam // Xây dựng .- 2018 .- Số 09 .- Tr. 68-72 .- 624

Giới thiệu giải pháp điều khiển kết cấu dạng bị động để tính toán hiệu quả khi áp dụng gối con lắc một mặt trượt ma sát chống động đất cho cầu dây văng. Phần mềm Midas/Cilvil đã được áp dụng nhằm khảo sát hiệu quả của gối con lắc ma sát một mặt trượt (SFP) so với các loại gối thông dụng khác như: gối cao su lõi chì (LRB), gối chậu (Pot Bearing) trong kết cấu cầu dây văng.

8 Xác định trị riêng và véc tơ riêng dây văng theo phương pháp nguyên lý cực trị Gauss / Nguyễn Vũ Thiêm, Phạm Văn Trung // Xây dựng .- 2018 .- Số 5 .- Tr. 87-89 .- 624

Trình bày một cách xác định trị riêng và véc tơ riêng dây văng thoe phương pháp nguyên lý cực trị Gauss do GS TSKH Hà Huy Cương đề xuất và được nhiều học trò của người áp dụng thành công trong các nghiên cứu tính toán kết cấu công trình.

9 Nghiên cứu giải pháp tối ưu hình học của cánh vát gió đối với kết cấu nhịp cầu dây văng có tiết diện ngang hở nhằm ngăn ngừa mất ổn định khí động Flutter / Nguyễn Văn Mỹ, Lê Quang Sơn, Dương Minh Hải // Xây dựng .- 2018 .- Số 05 .- Tr. 23-27 .- 624

Trong bài báo này, giải pháp fairing được sử dụng trong kết cấu nhịp thép có mặt cắt ngang hở. Với một loạt mô hình “thí nghiệm hầm gió số” được thực hiện trên mô phỏng CFD, các kích thước hình học tối ưu như góc nghiêng và chiều dài của fairing được đưa ra nhằm nâng cao ổn định khí động flutter đối với kết cấu nhịp lớn.

10 Ảnh hưởng của suy giảm tiết diện cáp dây văng đến ứng xử của kết cấu cầu dây văng / Nguyễn Danh Thắng, Hồ Thu Hiền, Nguyễn Tuấn Cường, Đào Minh Thư // Xây dựng .- 2017 .- Số 10 .- Tr. 18-23 .- 624

Phân tích ứng xử của kết cấu cầu dây văng dưới tác động của suy giảm tiết diện cáp do ăn mòn. Kết quả phân tích từ nghiên cứu có thể sử dụng làm nền tảng để giải “bài toán ngược” nhằm xác định mức độ hư hỏng trong cáp. Điều này có nghĩa to lớn đối với công tác duy tu, bảo dưỡng công trình cầu dây văng.