CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát triển bền vững

  • Duyệt theo:
31 Phát triển bền vững logistic xanh ở Việt Nam / Nguyễn Đức Dương // .- 2023 .- K2 - Số 252 - Tháng 11 .- Tr. 71-74 .- 330

Xây dựng chuỗi cung ứng xanh, các doanh nghiệp sẽ bắt đầu từ việc tìm nguồn cung ứng, lựa chọn hợp tác với các nhà cung cấp nguyên vật liệu thân thiện với môi trường. Sau đó, đưa ra các thiết kế xanh và “xanh hóa” sản xuất với đồng bộ các giải pháp như sử dụng năng lượng sạch, sản xuất tiết kiệm năng lượng, tái chế chất thải… đồng thời sử dụng bao bì xanh và cải tiến xanh trong quản lý, vận hành kho. Logistics xanh là giai đoạn tiếp theo, khi doanh nghiệp xây dựng, áp dụng hệ thống vận tải xanh để đưa các sản phẩm xanh đến tay người tiêu dùng.

32 Chuyển đổi cơ cấu năng lượng hướng đến phát triển bền vững ở Việt Nam / Trương Thị Mỹ Nhân // .- 2023 .- Số 815 - Tháng 12 .- Tr. 19-22 .- 330

Việt Nam là quốc gia sử dụng năng lượng hoá thạch cao so với khu vực và thế giới. Mức độ phát thải khí carbon ở mức cao, nhưng Việt Nam có tiềm năng để chuyển đổi quá trình sản xuất và tiêu dùng từ năng lượng hoá thạch sang năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, điện sinh học. Vì thế, việc chuyển đổi cơ cấu năng lượng là rất cần thiết nhằm khắc phục tình trạng thiếu điện, hướng đến phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu. Bài viết phân tích tính tất yếu của chuyển đổi cơ cấu năng lượng, đánh giá mức độ chuyển cơ cấu năng lượng hiện nay ở Việt Nam và kiến nghị chính sách.

33 Thị trường thời trang và phát triển bền vững ở Việt Nam / Đặng Thu Hà // .- 2023 .- Số 648 - Tháng 12 .- Tr. 25-27 .- 330

Thời trang được ví như lớp ngụy trang rực rỡ để định hình phong cách cá nhân. Nhưng đằng sau nó lại là những hậu quả lâu dài cho thiên nhiên, môi trường và con người. Do đó thời trang bền vững được xem là một giải pháp tương lai của ngành may mặc thế giới. Bài viết sẽ cung cấp cách nhìn tổng quan giữa ngành công nghiệp thời trang và phát triển kinh tế nhằm xác định một số vấn đề cần tập trung để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển bền vững.

34 Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hiện đại hóa Thủ đô Hà Nội / Nguyễn Thị Đông, Phạm Ngọc Trụ // .- 2023 .- Số 648 - Tháng 12 .- Tr. 67-69 .- 330

Thúc đẩy hiện đại hóa được xem là giải pháp căn cơ đề Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn tới. Thực tế cho thấy hiện đại hóa đối với Thủ đô Hà Nội đã được Đảng bộ, UBND thành phố chú trọng từ sớm. Nghiên cứu này tập trung làm rõ thực trạng hiện đại hóa tại Thủ đô Hà Nội và khuyến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy hiện đại hóa Thủ đô trong giai đoạn đến năm 2030.

35 Giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hiện nay / Phạm Minh Tuấn // .- 2023 .- Số 647 - Tháng 11 .- Tr. 22 - 24 .- 658

Hiện nay, việc khai thác và tiêu thụ nhiều tài nguyên đang đến ngưỡng tới hạn. Đồng thời, rác thải và ô nhiễm ngày càng gia tăng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, do đó việc hướng đến sản xuất và tiêu dùng bền vững (SCP) ngày càng có vai trò quan trọng trong việc hướng đến một nền kinh tế xanh của các quốc gia trên thế giới. Xuất phát từ mục tiêu và vai trò to lớn của sản xuất và tiêu dùng bền vững, bài báo đã nêu lên một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trong thời đại ngày nay.

36 Phát triển bền vững kế toán xanh ở Việt Nam / Hoàng Đình Hương // .- 2023 .- Số 813 - Tháng 11 .- Tr. 115 - 117 .- 657

Phát triển bền vững đang trở thành xu hướng chung trên thế giới. Theo các nghiên cứu trên thế giới, kế toán xanh được coi là một công cụ quan trọng, là hướng chuyển đổi theo phương thức phát triển bền vững, hướng tới phát triển nền kinh tế xanh. Trong bối cảnh đó, việc phát triển và ứng dụng kế toán xanh trở thành nhu cầu tất yếu đối với các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, vận dụng kế toán xanh thế nào để đạt hiệu quả là vấn đề đặt ra hiện nay.

37 Năng suất lao động việt nam nhìn từ góc độ chuyển dịch lao động / Trần Văn Hưng, Trần Việt Anh // .- 2023 .- Số 813 - Tháng 11 .- Tr. 54 - 57 .- 332

Thời gian vừa qua, chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các khu vực kinh tế đã có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng năng suất lao động, nhưng có sự biến động khác nhau trong mỗi giai đoạn. Bài viết đánh giá tăng năng suất lao động nhìn từ góc độ chuyển dịch lao động và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng năng suất lao động của Việt Nam trong thời gian tới.

38 Phát triển các mô hình kinh tế xanh, ít chất thải, các-bon thấp và tuần hoàn để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững / Võ Tuấn Nhân // .- 2023 .- Số 11 .- Tr. 9-12 .- 363

Bối cảnh trong nước và quốc tế; Chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đối với phát triển các mô hình kinh tế xanh, ít chất thải, các-bon thấp và tuần hoàn; Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn vì mục tiêu phát triển bền vững.

39 Hoàn thiện khung pháp lý đảm bảo thị trường chứng khoán phát triển bền vững / Tạ Thanh Bình // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 6-10 .- 332

Thị trường chứng khoán là một cấu phần quan trọng của thị trường vốn, thị trường tài chính, giúp huy động và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều giải pháp nhằm phát triển thị trường chứng khoán và đã đạt được những kết quả bước đầu rất ấn tượng: quy mô thị trường ngày càng được mở rộng, cấu trúc thị trường ngày càng hoàn thiện và đã, đang trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho doanh nghiệp, nền kinh tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, thị trường chứng khoán quốc tế đang diễn biến khó lường, nguy cơ lạm phát cao vẫn tiềm ẩn... để đảm bảo sự phát triển lành mạnh, minh bạch và bền vững của thị trường chứng khoán, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư vẫn cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và thể chế về chứng khoán.

40 Nâng cao tính minh bạch trong báo cáo phát triển bền vững trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Nguyễn Thanh Huyền, Nguyễn Phương Linh // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 22-24 .- 332

Báo cáo phát triển bền vững hay báo cáo môi trường, xã hội, quản trị (ESG) cho phép tổ chức niêm yết công bố thông tin minh bạch hơn về cả rủi ro và cơ hội có thể gặp phải trong tương lai của doanh nghiệp. Tiêu chuẩn đánh giá công bố thông tin về phát triển bền vững tập trung vào nhu cầu của nhà đầu tư và các bên liên quan trên thị trường chứng khoán. Cùng với xu thế phát triển, nhu cầu cần phải có các tiêu chuẩn báo cáo bền vững mới nhằm mục đích mở rộng và cải thiện việc sử dụng các tiêu chuẩn của các tổ chức niêm yết khi công bố thông tin về tác động đến ESG, đồng thời sẽ góp phần chuyển đổi hoạt động kinh doanh hướng đến mục tiêu phát triển bền vững hơn nữa.