CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quản lý--Môi trường

  • Duyệt theo:
11 Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường / Đức Sinh // Môi trường .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 8 – 10 .- 363

Trong Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuôi năm 2019 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà cùng các Thứ trưởng đã phân tích, chỉ ra những hạn chế, đồng thời đưa ra những giải pháp cụ thể để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường.

12 Đề xuất xây dựng bộ tiêu chí đánh giá sức khỏe hệ sinh thái biển phục vụ quản lý tài nguyên môi trường biển Việt Nam / Dư Văn Toán, Lê Đức Đạt // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2019 .- Số 1 (24) .- Tr. 39 – 45 .- 363

Đề xuất bộ chỉ số sức khỏe hệ sinh thái biển theo 5 nhóm tiêu chí thành phần nhằm phục vụ đánh giá định lượng điểm số sức khỏe hệ tính thái biển quốc gia và các tỉnh thành ven biển, giúp định hướng điều phối phát triển các ngành kinh tế và hội nhập quốc tế trong quá trình phát triển bền vững biển.

13 Thông tin địa không gian trong quy hoạch và quản lý đô thị thông minh / GS.TS. Võ Chí Mỹ, ThS. Nguyễn Quốc Long // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 5(307) .- Tr. 27-28 .- 330.363 7

Trình bày một số nội dung về ứng dụng dữ liệu địa không gian trong quản lý đô thị thông minh và ứng dụng thông tin địa không gian trong quy hoạch và quản lý đô thị thông minh.

14 Đề xuất khung chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực phân tích chính sách quản lý tài nguyên và môi trường / ThS. Trịnh Thị Hải Yến, CN. Phạm Kim Long, TS. Nguyễn Thắng // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 10 (288) .- Tr. 35 – 36 .- 363.7

Qua việc nghiên cứu, so sánh các chương trình phân tích chính sách công nêu trên cùng với việc lựa chọn những nội dung quan trọng của chính sách hiện hành về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, tác giả đề xuất Khung chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực phân tích chính sách quản lý tài nguyên và môi trường gồm 3 nội dung chính: Khung chương trình về các môn bổ trợ; khung chương trình về các chính sách cần phân tích; bài tập và thảo luận.

15 Một số vấn đề quản lý môi trường trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới / Nguyễn Thị Thanh Huyền, Lại Văn Mạnh // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2017 .- Số 2 (17) .- Tr. 37 - 44 .- 363.7

Tập trung đánh giá hệ thống, trên cơ sở đó đề xuất các định hướng hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng bối cảnh mới.

16 Đánh giá tính bền vững của mô hình quản lý tài nguyên nước trong lĩnh vực cấp nước sinh hoạt ở Cà Mau và Hậu Giang / Phạm Ngọc Anh, Huỳnh Thị Lan Hương, Đỗ Tiến Anh,.. // Tài nguyên & Môi trường .- 2017 .- Số 11 (265) .- Tr.25 – 28 .- 363.7

Nghiên cứu đánh giá tính bền vững của mô hình quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng đối với các trạm cấp nước tập trung hai loại hình ở Cà mau và Hậu Giang.

18 Kinh nghiệm quản lý tổng hợp môi trường biển tại Hàn Quốc / Vũ Thị Mai Lan // Môi trường .- 2017 .- Số 3 .- Tr. 58 – 59 .- 363.7

Trình bày những kinh nghiệm về chính sách, pháp luật trong việc quản lý tổng hợp môi trường biển tại Hàn Quốc.

19 Quản lí nhà nước về môi trường ở Việt Nam: Hiện trạng và giải pháp / Phạm Mạnh Hòa, Ngô Minh Trung // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2014 .- Số 1 (4)/2014 .- Tr. 57-60. .- 363.7

Đánh giá một cách tổng quan công tác quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường vai trò quản lí nhà nước về vấn đề bảo vệ môi trường trong bối cảnh mới.

20 Xây dựng cấu trúc nội dung Atlas điện tử về môi trường cho Thành phố Hồ Chí Minh / Ngô Cát Lượng // Tài nguyên & môi trường .- 2012 .- Số kỳ 1 tháng 12/2012 .- Tr. 20-22. .- 363

Bài báo thông qua việc phân tích đặc điểm môi trường TP. Hồ Chí Minh theo mô hình DPSIR (Driver – Pressure – State – Impac – Response) để xác định các tiêu chí, chỉ thị môi trường cần quan tâm; từ đó tiến hành mô hình hóa và đề xuất các chủ đề của atlas cùng các bản đồ cụ thể cho từng chuyên đề trong cấu trúc nội dung atlas môi trường thành phố.