CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Khoa học Công nghệ

  • Duyệt theo:
11 Du hành thời gian nhìn từ khoa học / Thảo Vy // .- 2022 .- Số 260 .- Tr. 30-34 .- 629.4

Có những lý thuyết khoa học khác về du hành thời gian, bao gồm một số định luật vật lý xung quanh lỗ sâu, lỗ đen và lý thuyết dây. Phần lớn du hành thời gian chỉ nằm trong những tiểu thuyết phim, truyện tranh, và video game viễn tưởng.

12 Làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo hệ thống điều khiển chạy tàu ga điện khí tập trung / Đặng Quang Thạch // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 41-43 .- 621

Trình bày việc làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo hệ thống điều khiển chạy tàu ga điện khí tập trung. Hệ thống điều khiển chạy tàu trong ga đường sắt gồm nhiều thiết bị chuyên dụng và thường được nhập khẩu qua các kênh phân phối độc quyền, nên phụ thuộc về công nghệ và vật tư khi thay thế, sửa chữa. Thông qua đề tài cấp nhà nước, các nhà khoa học đã làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo hệ thống các thiết bị điều khiển chạy tàu thiết yếu trong ga đường sắt, có khả năng thay thế các sản phẩm nhập ngoại, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao.

13 Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo : chìa khóa vàng nâng cao năng suất / Nguyễn Thị Lê Hoa, Nguyễn Thế Anh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 4-6 .- 300

Khoa học và công nghệ (KH&CN) của nước ta đã có sự chuyển biến tích cực với nhiều thành tựu trong nghiên cứu, góp phần tạo luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường. KH&CN gắn bó với sản xuất và đời sống, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của tất cả các ngành, lĩnh vực. Một trong những điểm sáng nổi bật của hoạt động KH&CN, đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong những năm qua là sự thăng hạng trong bảng xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO.

14 Đổi mới công nghệ ở Việt Nam : đánh giá tác động đến tăng trưởng kinh tế và một số khuyến nghị / Vũ Văn Hưng // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 7-10 .- 330

Nhằm cung cấp ý tưởng cho các nhà hoạch định chính sách và các lãnh đạo đầu ngành của Việt Nam trong việc đưa ra quyết định đầu tư cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Đổi mới và sáng tạo công nghệ là chìa khóa để Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững và đi tắt đón đầu trong giai đoạn phát triển tiếp theo. Sự lãnh đạo quyết liệt cùng thể chế mạnh là chìa khóa để Việt Nam năm bắt những cơ hội này và tháo gỡ những nút thắt để tiếp tục phát triển kinh tế.

15 Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ vật liệu mới / GS. TS. Nguyễn Việt Bắc // .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 28-30 .- 330

Trình bày Chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ vật liệu mới” (KC.02/16-20). Chương trình đã tạo ra nhiều quy trình công nghệ tiên tiến, vật liệu, thiết bị mới với chi phí thấp, đóng góp cho sự phát triển của lĩnh vực KH&CN vật liệu trong nước, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm, góp phần tạo thêm việc làm, tăng doanh thu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở Việt Nam. Các quy trình công nghệ tiên tiến, các loại vật liệu, thiết bị khoa học mới được tạo ra với chi phí thấp là nền tảng để nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống người dân.

16 Những bước tiến trong chế tạo vệ tinh “Made in Vietnam” / PGS. TS. Phạm Anh Tuấn // .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 34-37 .- 621

Trình bày những bước tiến trong chế tạo vệ tinh “Made in Vietnam”. Vào lúc 09 giờ 06 phút 54 giây (giờ Hà Nội) ngày 9/11/2021, vệ tinh NanoDragon “Made in Vietnam” đã tách thành công khỏi tên lửa Epsilon-5 của Nhật Bản, đi vào quỹ đạo, bắt đầu làm việc trong không gian. Qua số dấu mốc chính này, chúng ta thấy được khoảng cách hiện có của KH&CN vũ trụ Việt Nam so với thế giới. Tuy nhiên, nếu không bắt đầu, chúng ta mãi mãi sẽ vẫn đứng ở con số 0. Trong điều kiện hạn hẹp về tiềm lực kinh tế và nguồn lực đầu tư, Việt Nam có thể đạt được những dấu ấn nhất định nếu nắm bắt được xu thế phát triển của thế giới trong lĩnh vực vũ trụ và lựa chọn công nghệ phù hợp phục vụ đất nước.

17 Tạo đột phá về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững / TS Nguyễn Ngọc Túy // .- 2021 .- Số 6(747) .- Tr. 50-52 .- 340

Trình bày nghiên cứu, kế hoạch hành động được xây dựng với mục tiêu đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, ứng dụng và chuyển KH&CN vào sản xuất, đời sống; chủ động, tích cực ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tạo đột phá trong phát triển các ngành mũi nhọn có lợi thế. Việc lựa chọn và thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, giao quyền sở hữu, quyền sử dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước; triển khai việc công nhận kết quả nghiên cứu KH&CN không sử dụng ngân sách nhà nước để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thương mại hóa các sản phẩm KH&CN tự nghiên cứu. Tham mưu đẩy mạnh hoạt động kết nối cung – cầu về công nghệ, các hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường KH&CN…

18 Quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập 2015-2020 : kết quả và những vấn đề cần quan tâm / Nguyễn Thị Thúy Hiền // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 6(747) .- Tr. 7-9 .- 650

Quy hoạch mạng lưới các tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) công lập là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động KH&CN. Nhận thức đối với công tác quy hoạch ở các cấp còn hạn chế. Quy hoạch tổ chức KH&CN công lập chưa thật sự được coi là cơ sở pháp lý quan trọng, cần phải tuân thủ trong quá trình thành lập, sáp nhập, giải thể tổ chức KH&CN công lập. Công tác phổ biến nội dung của mạng lưới tổ chức KH&CN công lập, việc đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện quy hoạch còn chưa được triển khai một cách thực chất tại các bộ, ngành, địa phương. Trong giai đoạn 2015-2020, Bộ KH&CN đã có nhiều biện pháp thúc đẩy quy hoạch đồng bộ trên cả nước. Ngoài những kết quả đáng ghi nhận, cũng còn một số vấn đề cần quan tâm trong giai đoạn tiếp theo để đảm bảo công tác quy hoạch đạt kết quả tốt hơn.

19 Định vị tổ chức trung gian của thị trường KH&CN trong quản lý nhà nước về đổi mới sáng tạo / Phạm Đức Nghiệm, Tạ Bá Hưng, Nguyễn Hữu Xuyên // .- 2021 .- Số 6(747) .- Tr. 10-13 .- 658

Làm rõ sự cần thiết phải khẳng định vị trí, tầm quan trọng của tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) trong bối cảnh Đảng, Nhà nước đang đẩy nhanh việc hoàn thiện chức năng, phương thức quản lý nhà nước về đổi mới sáng tạo, theo hướng chuyển hóa “tri thức” thành “giá trị kinh tế” thay vì tập trung nhiều vào quá trình tạo ra tri thức như hiện nay. Sự nổ lực của bên cung trong việc đưa hàng hóa KH&CN tới bên cầu và việc cố gắng tìm kiếm, lựa chọn của bên cầu về tiếp nhận, ứng dụng hàng hóa KH&CN thích hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh là những hoạt động thiết yếu nhưng chưa đủ để mang lại giá trị gia tăng cao. Lý do là bởi hàng hóa KH&CN có tính phức tạp, đặc thù và điều này dẫn tới sự hình thành, phát triển các tổ chức trung gian đủ mạnh của thị trường KH&CN để hỗ trợ thương mại hóa, kết nối cầu – cung.

20 Hoàn thiện thể chế cho hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp / Hoàng Văn Cương, Đinh Hải Hà, Nguyễn Xuân Toản // .- 2021 .- Số 6(747) .- Tr. 14-15 .- 330

Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế cho hoạt động đổi mới sáng tạo (ĐMST) của doanh nghiệp trên các phương diện: mô hình kinh doanh mới, môi trường kinh doanh, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 Việt Nam đang hướng tới trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam không còn lựa chọn nào khác phải huy động được sự đóng góp nhiều hơn nữa của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST), đặc biệt là hoạt động ĐMST trong doanh nghiệp. Thời gian quan, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động ĐMST trong doanh nghiệp. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng năng lực ĐMST nhìn chung còn yếu. Nguyễn nhân chủ quan là chủ trương, chính sách phát triển kinh tế sáng tạo chưa được thể hiện rõ nét, chưa có chiến lược tổng thể và liên tục trong gian đoạn đủ dài, chưa có cách tiếp cận phù hợp.