CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Truyện ngắn

  • Duyệt theo:
1 Lớp từ ngữ miêu tả trạng thái cảm xúc trong truyện ngắn Nguyễn Thanh / Trần Thanh Vân, Bùi Minh Dạ Thảo // .- 2023 .- Số 348 - Tháng 12 .- Tr. 103-110 .- 800.01

Phân tích và tìm hiểu Lớp từ miêu tả trạng thái cảm xúc trong truyện ngắn Nguyễn Thanh nhằm chỉ ra đặc điểm cơ bản của lớp từ này trong truyện ngắn Nguyễn Thanh. Qua đó khái quát nét đặc sắc trong phong cách ngôn ngữ của nhà văn.

2 Truyện ngắn Người cóc của Nguyễn Thị Diệp Mai từ góc nhìn hậu hiện đại / Bùi Ngọc Luyến // Khoa học Đại học Đồng Tháp .- 2023 .- Số 1 .- Tr. 56 - 64 .- 895

Chủ nghĩa hậu hiện đại là một hiện tượng văn hóa tinh thần khởi nguồn ở phương Tây từ nửa sau thế kỉ XX. Tuy xuất hiện khá lâu ở phương Tây nhưng tại Việt Nam nó chỉ mới được quan tâm tìm hiểu khoảng hơn chục năm trở lại đây. Trong văn học, chủ nghĩa hậu hiện đại gắn với sự khủng hoảng đức tin, sự thất vọng về thực tại và con người tha hóa, cùng sự “giải ảo tưởng”, “phản huyễn tưởng” và tính đa nguyên văn hóa; nó vừa phủ nhận, vừa tiếp nhận và biến đổi những nguyên tắc của chủ nghĩa hiện đại, đồng thời kết hợp được tính bình dân, dân chủ với tính tinh tuyển, “bác học” của văn chương. Việc vận dụng lý thuyết văn học hậu hiện đại vào trong sáng tác của các nhà văn Việt Nam ngày càng diễn ra sôi nổi. Tinh thần hậu hiện đại đã soi chiếu vào tư duy của nhiều nhà văn trong đó có Nguyễn Thị Diệp Mai. Truyện ngắn “Người cóc” của nhà văn Nguyễn Thị Diệp Mai là một trong những tác phẩm mang đậm dấu ấn hậu hiện đại, nó được thể hiện qua các phương diện như phi đại tự sự, liên văn bản, kết cấu lắp ghép, phân mảnh.

3 Một số Motif nghệ thuật tiêu biểu trong truyện ngắn về chiến tranh của Bảo Ninh / Nguyễn Văn Thuấn // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 3(601) .- Tr. 76-90 .- 800.01

Khảo sát motif gặp gỡ/ chia li và motif tình yêu trong một số truyện ngắn của Bảo Ninh nhằm làm rõ chủ đề chiến tranh, tình yêu và thân phận con người trong sáng tác của ông. Bảo Ninh là một trong những gương mặt văn chương nổi bật nhất sau năm 1975 ở Việt Nam.

4 Hành động ngôn ngữ khuyên qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư / Trần Thanh Vân, Đinh Thị Thu Hiền // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 10(317) .- Tr. 22-29 .- 400

Tìm hiểu hành động ngôn ngữ khuyên qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư với mong muốn chỉ ra những đặc trưng riêng của việc sử dụng hành động khuyên của các nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, qua đó giúp chúng ta hiểu hơn về phong cách ngôn ngữ của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư và nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người Nam Bộ.

5 Cốt cách thi sĩ của người viết truyện ngắn Ivan Bunin – hay mối tương liên của truyện Ngắn và thơ trữ tình Bunin / Đỗ Thị Hường // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 8(594) .- Tr. 82-89 .- 800.01

Phân tích, xem xét mối liên hệ mát thiết giữa thơ và truyện ngắn trữ tình Bunin như một luận giải về sự hòa hợp và thống nhất trong con người thi sĩ và con người văn sĩ của nhà văn Nga đa tài này.

6 Hàm ý đàm thoại trong tập truyện ngắn Bến Quê của Nguyễn Minh Châu / Bùi Thị Đào // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 10(303) .- Tr. 16-25 .- 800

Phân tích cách thức biểu đạt hàm ý đàm thoại trong tập truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu trên cơ sở lí thuyết hàm ý đàm thoại của Grice và Bakhtin.

7 Cái nghịch lý trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp / Nguyễn Thị Kiều Hương // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 05(579) .- Tr. 35-41 .- 895.92

Phân tích cái nghịch lý trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Nguyễn Huy Thiệp quan niệm văn chương là một hành trình sáng tạo vừa có sự “bất chấp” vừa có sự “trả giá” và “đối diện”. Cái nghịch lý tồn tại trong con người, trong đời sống và trong văn học nghệ thuật như một phương diện tất yếu của hiện thực khách quan.

8 Kiểu nhân vật có số phận bi kịch trong truyện ngắn của Tống Ngọc Hân / Nguyễn Kiến Thọ, Nguyễn Thị Huyền // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 05(579) .- Tr. 49-55 .- 895

Phân tích, lý giải những biểu hiện của kiểu nhân vật có số phận bi, bước đầu nhận diện những đặc trưng trong đời sống văn hóa vật chất, tinh thần của người dân miền núi, đồng thời gợi mở thông điệp tư tưởng qua trang viết của một tác giả luôn thấu hiểu, đồng cảm với cuộc sống người dân miền núi đang bế tắc, quẩn quanh, khổ đau, bất hạnh như một hệ lụy tất yếu của đói nghèo và lạc hậu.

9 Truyện ngắn trên Phụ nữ tân văn – Nhìn từ một số phương diện của trần thuật học / Trần Thiện Huy // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 7 (557) .- Tr. 53 - 63 .- 400

Bước đầu nghiên cứu thể loại truyện ngắn trên phụ nữ tân văn nhìn từ một số phương diện cơ bản của trần thuật học như: Ngôi kể, điểm nhìn; Xây dựng nhân vật; Cốt truyện, kết cấu.