CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thương mại hóa

  • Duyệt theo:
1 Giải pháp thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Nam Định / Nguyễn Anh Đức, Nguyễn Tuấn Sơn // .- 2024 .- K2 - Số 258 - Tháng 02 .- Tr. 60-67 .- 658

Từ nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp đa dạng, bài viết sử dụng kết hợp các phương pháp định tính và định lượng nhằm phân tích kết quả thực hiện chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2019-2021 và thực trạng thương mại hóa sản phẩm OCOP của các chủ thể tham gia chương trình OCOP. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn các chủ thể OCOP vẫn chủ yếu tiếp cận theo hướng cung cấp mà chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu thị trường. Để thúc đẩy quá trình thương mại hóa sản phẩm thì bên cạnh vai trò của các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, thì tỉnh Nam Định cần có những khuyến cáo các chủ thể OCOP tiếp tục hoàn thiện, nâng tầm chất lượng sản phẩm, đăng ký sở hữu trí tuệ để chiếm được niềm tin của người tiêu dùng.

2 Thương mại hóa dữ liệu và mối quan hệ với quyền riêng tư / Trần Ngọc Hiệp // .- 2024 .- Số (1+2) - Tháng (1+2) .- Tr. 46-52 .- 340

Thương mại hóa dữ liệu là vấn đề vô cùng cấp thiết và nổi cộm trong thời đại ngày nay khi dữ liệu được xem là một loại tài nguyên, một loại “dầu mỏ” mới trong nền kinh tế. Do vậy, việc nghiên cứu chi tiết về thương mại hóa dữ liệu rất quan trọng để tạo ra nền tảng cho hoạt động này. Bên cạnh đó, dữ liệu còn là yếu tố nhạy cảm khi có chứa đựng các thông tin về một cá nhân, tổ chức nào đó, tạo ra những xung đột tiềm ẩn về quyền riêng tư đối với dư liệu. Bài viết cho bạn đọc cái nhìn tổng quát về thương mại hóa dữ liệu nói chung, từ đó phân tích mối quan hệ với quyền riêng tư về dữ liệu.

3 Xây dựng tiêu chí đánh giá tiềm năng ứng dụng và thương mại hóa sáng chế / Phùng Minh Hải, Phạm Ngọc Hiếu // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2023 .- Số 1+2 .- Tr. 46-48 .- 330

Xây dựng các tiêu chí đánh giá tiềm năng ứng dụng, thương mại hoá sáng chế có thể được thực hiện theo nhiều cách với các tiêu chí khác nhau tùy thuộc vào quan điểm của từng nhà nghiên cứu. Bài viết đề xuất một khung đánh giá tiềm năng thương mại hoá sáng chế dựa trên 3 nhóm tiêu chí: kỹ thuật/công nghệ, kinh tế/thương mại và tiêu chí khác.

4 Hai bằng độc quyền sáng chế : sản phẩm từ nghiên cứu, đánh giá các bài thuốc dân gian vùng Tây Bắc / Hoài Hương // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 58-60 .- 340

Trình bày sản phẩm nghiên cứu và đánh giá các bài thuốc dân gian vùng Tây Bắc đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp hai bằng sáng chế cho trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Các bài thuốc dân gian đã chứng minh được hiệu quả sử dụng qua thời gian dài được lưu truyền qua các thế hệ đồng bào dân tộc thiểu số. Việc nghiên cứu các bài thuốc dân gian điều trị bệnh gan mật của khu vực Tây Bắc chính là bảo tồn tri thức văn hóa bản địa thông qua nghiên cứu bằng các phương pháp khoa học hiện đại, góp phần làm giàu thêm các tri thức đó. Đồng thời nhằm tối ưu hóa, nâng cao hiệu quả các bài thuốc dân gian, phát triển các vùng dược liệu, chế biến thành những sản phẩm có giá trị cao để phát triển sinh kế cho cộng đồng, từ đó góp phần phát triển kinh tế và ổn định xã hội cho vùng Tây Bắc.

5 Thuận lợi hóa thương mại và sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam / Nguyễn Anh Thu, Trần Thị Mai Thành // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 517 .- Tr. 106 - 120 .- 658

Bài viết phân tích lợi ích của thực hiện thuận lợi hóa thương mại đối với sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam.

6 Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thương mại hoá kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước / Nguyễn Trí Đức // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 17 (417) .- Tr. 37 – 43 .- 340

Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Điều này góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, hiệu quả tăng trưởng của nền kinh tế và của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích thực trạng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước; đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và đổi mới tổ chức thực hiện pháp luật về vấn đề này.

7 Thương mại hóa sản phẩm KH&CN: Bài học kinh nghiệm từ Israel / Đỗ Hương Lan, Lê Thái Hòa // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2020 .- Số 4(733) .- Tr.56-59 .- 658

Phân tích một số kinh nghiệm của Israel và đưa ra các gợi ý cho Việt Nam trong việc thương mại hóa các sản phẩm KH&CN.

8 Thương mại hóa sản phẩm khoa học : kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốc / Vũ Tuấn Anh, Vũ Hồng Vân // Nghiên cứu kinh tế .- 2018 .- Số 11(486) .- Tr. 77-86 .- 382.068

Nghiên cứu tập trung hai vấn đề cốt lõi : mối liên kết giữa các trường đại học với khối doanh nghiệp và việc quản lý quyễn sở hữu trí tuệ đối với các phát minh, sáng chế - những động lực quan trongk thúc đẩy quá trình thương mại hóa sản phẩm khoa học v à công nghệ. Những kinh nghiệm này cần được nghiên cứu và vận dụng linh hoạt vào các trường đại học của Việt Nam.

9 Áp dụng nguyên tắc phòng ngừa nhằm kiểm soát nhập khẩu sinh vật ngoại lai trong bối cảnh tự do hóa thương mại / Nguyễn Thị Thu Thảo // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 5 (117) .- Tr. 54 – 58 .- 340

Bài viết xem xét nguyên tắc phòng ngừa theo quy định của luật quốc tế và pháp luật Việt Nam đối với kiểm soát sinh vật ngoại lai trong bối cảnh toàn cầu hóa. Bài viết tập trung phân tích 3 vấn đề: Vai trò của nguyên tắc phòng ngừa trong kiểm soát sinh vật ngoại lai, áp dụng nguyên tắc phòng ngừa theo quy định WTO nhằm kiểm soát nhập khẩu sinh vật ngoại lai; thực trạng và kiến nghị giải pháp áp dụng nguyên tắc phòng ngừa trong kiểm soát sinh vật ngoại laitaij Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại.

10 Giải pháp thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển từ các trường đại học vào doanh nghiệp / TS. Đào Quang Thủy // Tự động hóa ngày nay .- 1 .- Số 208 .- Tr.23 – 26 .- 658

Phân tích những hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ở một số trường đại học và đưa ra các giải pháp thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ở các trường đại học – doanh nghiệp.