CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Lý luận--Văn học

  • Duyệt theo:
1 Hành trình nghiên cứu lí thuyết văn học của Trương Đăng Dung nhìn từ nhân học diễn giải / Phạm Minh Quân // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 5(603) .- Tr. 55-66 .- 800.01

Bài viết tiếp cận nhà lí luận văn học Trương Đăng Dung và văn bản nghiên cứu từ góc độ nhân học diễn giải. Trên cơ sở giới thuyết nhân học diễn giải, nhìn nhận Trương Đăng Dung với tư cách là một chủ thể diễn giải, chỉ ra những gợi dẫn về nhân học văn học, một chuyên ngành nghiên cứu mới, trong những nghiên cứu của ông về thông diễn học và cộng đồng diễn giải. Từ đó, cung cấp một cách nhìn khác về đóng gớp của Trương Đăng Dung đối với lí luận văn học Việt Nam.

2 Ảnh hưởng của lý luận, phê bình văn học phương Tây đến Việt Nam trong thế kỷ XX từ góc nhìn văn học sử / Ngô Viết Hoàn // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 67-76 .- 800.01

Bàn luận về sự ảnh hưởng của lý luận, phê bình văn học phương Tây đến Việt Nam trong thế kỷ XX từ góc nhìn của văn học sử, qua đó khái quát tiến trình phát triển của lý luận, phê bình văn học Việt Nam trong thế kỷ có nhiều biến động này.

3 Lỗ Tấn và Sigmund Freud / Lê Huy Tiêu // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 03(577) .- Tr. 82-88 .- 895

Khái quát, phân tích việc tiếp nhận và ảnh hưởng học thuyết của Sigmund Freud đối với Lỗ Tấn. Dẫn chứng cụ thể qua một số ý kiến và sáng tác truyện ngắn của nhà văn.

4 Ý thức văn học với lịch sử văn học / Lê Ngọc Trà // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 04(578) .- Tr. 2-12 .- 895

Khám phá mối liên hệ giữa ý thức văn học với ý thức thẫm mĩ. Chỉ ra tầm quan trọng của nghiên cứu thi pháp đối với nghiên cứu ý thức văn học. Đề xuất nghiên cứu tiến trình của ý thức văn học cần phải trở thành một bộ phận của nghiên cứu lịch sử văn học.

5 Sơ lược lịch sử lý luận - phê bình văn học phương Tây / Trần Nho Thìn // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 6 (568) .- Tr. 98 - 107 .- 400

Lý luận - phê bình văn học phương Tây có lịch sử lâu đời và phong phú. Ba cách phân kỳ lịch sử lý luận - phê bình đó. Đặc điểm chung là việc tìm kiếm chân lý không ngừng giữa các đối cực như chủ thể và khách thể, khoa học và nhân học văn hóa, văn bản và tư tưởng chính trị - văn hóa. Các vấn đề chính trị - xã hội và con người gần đây được lý luận phê bình phương Tây quan tâm nhiều hơn các vấn đề thuần túy văn chương, nghệ thuật.

7 Một số vấn đề về người đọc trong lý thuyết văn chương / Nguyễn Văn Thuần // Nghiên cứu văn học .- 2014 .- Số tháng 9 .- Tr.12 – 24 .- 895.101

Phân tích một số vấn đề về người đọc trong lý thuyết văn chương của từng thời kỳ từ trong nước đến nước ngoài.

8 Lẽ thường trong lập luận và văn hóa ứng xử của cộng đồng / PSG.TS Đỗ Việt Hùng // Ngôn ngữ .- 2014 .- Số 305 tháng 10 .- Tr. 12 – 19 .- 895.92

Khái quát về lập luận đời thường và một số đặc điểm văn hóa ứng xử của một bộ phận người Việt thông qua các lẽ thường trong lập luận.

9 Tư duy lý luận văn học Đông - Tây và ảnh hưởng của nó đến lý luận văn học Việt nam hiện đại / Nguyễn Văn Dân // Văn học nước ngoài, Số 3/2009 .- 2009 .- Tr. 133 - 144 .- 800

Nêu ra những lý do đổi mới và hội nhập của lý luận văn học Việt nam nói riêng và văn học phương Đông nói chung. Trình bày ảnh hưởng của sự đổi mới và hội nhập này đối với lý luận văn học Việt nam hiện đại.