CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Đông Nam Á

  • Duyệt theo:
1 An ninh khu vực và di cư lao động tạm thời ở Đông Nam Á và Đông Á / Nguyễn Nữ Nguyệt Anh // .- 2024 .- Số 1 (286) .- Tr. 43 - 51 .- 327

Di cư lao động tạm thời trong khu vực châu Á được xem là một giải pháp cho việc di chuyển lao động trên quy mô toàn cầu dựa trên động lực cung và cầu nhằm đem lại lợi ích cho ba bên: quốc gia gửi, quốc gia tiếp nhận lao động và bản thân những người lao động. Trong khi các nước châu Âu có chung chính sách kinh tế, chính trị và di cư thì châu Á không có bất kỳ cơ quan hay công cụ chung nào về nhân quyền. Việc khó tìm được tiếng nói chung trong các thỏa thuận trao đổi lao động hay việc nhân quyền của lao động di cư bị xâm phạm có thể tạo nên những căng thẳng giữa các quốc gia liên quan, gây bất ổn khu vực trên các khía cạnh kinh tế, chính trị và xã hội. Bài viết giới thiệu về di cư lao động ở châu Á, nhấn mạnh đến trường hợp di cư nội khối ASEAN và từ ASEAN sang các nước Đông Á. Thông qua việc bàn luận về sự quản lý di cư lao động của các quốc gia liên quan, bài viết chỉ ra sự ảnh hưởng quan trọng của loại hình di cư này đến an ninh khu vực. Cuối cùng, bài viết phân tích việc tham gia và thực hiện các công ước quốc tế và khu vực của các quốc gia và đề xuất biện pháp tăng cường an ninh khu vực bằng cách xây dựng cơ chế nhằm nâng cao việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho lao động di cư.

2 Nhìn lại cục diện Đông Nam Á năm 2023 và triển vọng năm 2024 / Dương Văn Huy, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh // .- 2024 .- Số 1 (286) .- Tr. 3 - 13 .- 327

Năm 2023, Đông Nam Á có nền kinh tế không đạt được mục tiêu đề ra nhưng vấn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu. Tình hình chính trị - an ninh khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp tại Biển Đông, cũng như vấn đề Myanmar, đồng thời các nước lớn gia tăng hiện diện và cạnh tranh địa chính trị ở khu vực. Trong khi đó, ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm của mình trong cấu trúc khu vực. Triển vọng năm 2024, Đông Nam Á tiếp tục đối diện với những khó khăn cả về kinh tế và chính trị - an ninh, nhưng có khả năng duy trì sự ổn định tương đối và là điểm sáng của tăng trưởng kinh tế.

3 Thành tựu nghiên cứu chính trị an ninh của viện nghiên cứu Đông Nam Á giai đoạn 2018 - 2023 / Đàm Huy Hoàng // .- 2024 .- Số 2 (287) .- Tr. 58 - 67 .- 327

Viện nghiên cứu Đông Nam Á (tiền thân là Ban Đông Nam Á) được thành lập vào năm 1973. Với tư cách là một Viện nghiên cứu khu vực học, nghiên cứu những vấn đề chính trị - an ninh khu vực luôn được xem là một trong những định hướng nội dung, chương trình nghiên cứu cơ bản của một Viện nghiên cứu khu vực học. Trong suốt 50 năm xây dựng và phát triển, kết quả nghiên cứu về chính trị - an ninh khu vực đã có những đóng góp quan trọng vào sự thành công chung của Viện. Bài viết tập trung đề cập những thành tựu nghiên cứu chính về chính trị - an ninh của Viện nghiên cứu Đông Nam Á trong 5 năm trở lại đây, từ đó đưa ra một số gợi ý nhằm thúc đẩy nghiên cứu về lĩnh vực này.

4 Chiến lược của Trung Quốc ở Đông Nam Á sau đại dịch Covid-19: Tác động, xu hướng và hàm ý cho Việt Nam / Tạ Phú Vinh, Hoàng Hải // .- 2023 .- Số 11 (267) - Tháng 11 .- Tr. 27-36 .- 327

Trình bày tác động của những điều chỉnh chiến lược từ phía Trung Quốc. Phân tích xu hướng chiến lược của Trung Quốc ở Đông Nam Á thời gian tới. Đưa ra một số gợi mở cho Việt Nam.

5 “Ngoại giao bẫy nợ” và sự phát triển quyền lực của Trung Quốc tại Đông Nam Á / Hà Hoàng Giang, Lê Thị Ngọc Hân // .- 2023 .- Số 9 (265) - Tháng 9 .- Tr. 24-37 .- 327

Khái niệm “Ngoại giao bẫy nợ”. Phân tích mối liên kết giữa “ngoại giao bẫy nợ” và sáng kiến “Vành đai và con đường” (BRI). Đánh giá tác động của chiến lược “Ngoại giao bẫy nợ” tới sự gia tăng quyền lực của Trung Quốc tại Đông Nam Á.

6 Tác động của hoạt động phát triển bền vững đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp Đông Nam Á: Vai trò của mức độ cạnh tranh thị trường / Hồ Thị Hải Ly // .- 2023 .- Số 11 .- Tr. 21-37 .- 658

Bài báo chỉ ra rằng với các doanh nghiệp hoạt động ở thị trường Đông Nam Á, các hoạt động phát triển bền vững có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tác động tích cực này chỉ tồn tại ở các thị trường có áp lực cạnh tranh cao mà không có ý nghĩa thống kê ở các thị trường có áp lực cạnh tranh thấp. Kết quả nghiên cứu không đổi khi áp dụng các kiểm định tính vững như sử dụng các đo lường khác nhau của hiệu quả tài chính hay sử dụng các mô hình kinh tế lượng khác nhau.

7 Các nhân tố ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách ở các nước Đông Nam Á / Nguyễn Đức Toàn // .- 2023 .- K2 - Số 254 - Tháng 12 .- Tr. 85-91 .- 658

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách ở các nước Đông Nam Á giai đoạn 2011 - 2021. Bằng việc sử dụng mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số (VECM) cho thấy, khi tăng lạm phát thì làm tăng thâm hụt ngân sách và khi tăng cung tiền làm tăng thâm hụt ngân sách. Việc tăng lạm phát sẽ làm cho chi tiêu chính phủ nhiều và giảm thu về thuế. Hơn nữa lạm phát tăng cao làm tăng lãi suất danh nghĩa, từ đó chính phủ tốn chi phí lãi vay nên làm thâm hụt ngân sách nhiều hơn.

8 Người Hoa di cư mới và cách thích ứng của người Hoa di cư mới tại Đông Nam Á / Đặng Thị Quốc Anh Đào, Trần Thụy Diễm My, Phan Phú Thịnh, Trần Thị Thạch Trúc // .- 2023 .- Số 8 (281) - Tháng 8 .- Tr. 23-31 .- 327

Bài viết nhằm mục đích nghiên cứu về cách thích ứng của các người Hoa di cư mới tại các quốc gia Đông Nam Á. Bằng phương pháp định tính thông qua việc phân tích tổng hợp nguồn tài liệu khoa học, bài viết bước đầu phân tích thành phần, đặc điểm và cách thích nghi của người Hoa di cư mới ở Đông Nam Á. Qua đó để thấy được sự thích nghi ứng chủ yếu nhờ vào các tổ chức trung gian thông qua các hiệp hội và các tổ chức cộng đồng.

9 Vai trò và chức năng xã hội của tiếng Malay ở Đông Nam Á / Mai Ngọc Chừ, Phan Thị Ngọc Lệ // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 4(338) .- Tr. 3-9 .- 400

Bài viết đi sâu phân tích vai trò và chức năng xã hội của tiếng Malay trong giao tiếp xã hội, trong hoạt động tôn giáo dục – đào tạo, trong chuyển tài văn hóa, văn học, nghệ thuật, trong phong trào giải phóng dân tộc.

10 Hợp tác Hàn Quốc – Asean trong thế kỷ XXI / Phan Thị Anh Thư // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2023 .- Số 2(123) .- Tr. 40-47 .- 327

Phân tích, luận giải cả hai mặt thành công, hạn chế của mô hình hợp tác Hàn Quốc – Asean hiện nay. Trên cơ sở đó, bước đầu rút ra những kinh nghiệm thực tiễn cho Hàn Quốc và Việt Nam trong quá trình tìm kiếm, xác lập một chiến lược hợp tác tối ưu, phù hợp với bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu.