CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Lịch sử--Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Chuyện “quốc mẫu” trong Hồng Bàng thị truyện và các tự sự Lịch sử Việt Nam thời kì Trung đại: những kí ức và quên lãng / Trịnh Thùy Dương, Nguyễn Thanh Tùng // Nghiên cứu văn học .- 2023 .- Số 3(613) .- Tr. 3-14 .- 900

Tập trung phân tích và chỉ ra sự chi phối của rất nhiều những định kiến, diễn ngôn liên quan đến giới, chính trị và văn hóa ở Việt Nam thời tiền hiện đại phía sau những quyết định lựa chọn hay gạt bỏ kí ức về ba vị quốc mẫu của các tác giả tự sự lịch sử trung đại phía sau những quyết định lựa chọn hay gạt bỏ kí ức về ba vị quốc mẫu của tác giả tự sự lịch sử.

2 Tiểu thuyết Việt Nam trung đại viết về đề tài lịch sử / Vũ Thanh // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 6(604) .- Tr. 10-20 .- 800

Phân chia tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam viết về đề tài lịch sử thành các thể loại nhỏ hơn và từ đó đề xuất cách gọi cho từng loại. Bài viết đi sâu tìm hiểu tiểu thuyết Việt Nam trung đại viết về đề tài lịch sử, bao gồm: tiểu thuyết biên niên sử viết về lịch sử đương thời, tiểu thuyết lịch sử viết về quá khứ và đi sâu tìm hiểu thuyết biên niên sử.

3 Hoàng Lê nhất thống chí như một kinh nghiệm thể loại / Nguyễn Đăng Điệp // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 6(604) .- Tr. 3-9 .- 959

Tái hiện một cách sinh động lịch sử về sự “nhất thống” của nhà Lê trong quãng ba mươi năm từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, Hoàng Lê nhất thống chí đã vượt qua khuôn khổ của một bộ sử kí để trở thành một tiểu thuyết đặc sắc. Với cái nhìn nhạy bén, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa sự thật và hư cấu, trình độ xây dựng nhân vật độc đáo và sự linh hoạt về bút pháp, giọng điệu, Hoàng Lê nhất thống chí là kết tinh cao độ của tự sự lịch sử Việt Nam thời trung đại, trở thành kinh nghiệm nghệ thuật quý báu đối với sự phát triển thể loại ở những giai đoạn tiếp theo.

4 Hình ảnh Việt Nam xưa trong con mắt văn nhân nhà Đường / Nguyễn Phước Tâm // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 5 (225) .- Tr. 59 - 71 .- 959

Việt Nam xưa trong con mắt của Thẩm Thuyên Kì; Việt Nam xưa trong con mắt của Đỗ Thẩm Ngôn; Việt Nam xưa trong con mắt của Trương Tịch; Việt Nam xưa trong con mắt của Liễu Tông Nguyên; Kết luận.

5 Các mục từ lịch sử Việt Nam trong Đại bách khoa toàn thư Trung Quốc / Bùi Thanh Phương, Phạm Thị Huyền // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 2 .- Tr. 98-106 .- 959

Đại bách khoa toàn thư Trung Quóc gồm 74 quyển, được biên soạn theo phân ngành. Trong đó, 2 quyển Lịch sử nước ngoài giới thiệu các mục từ về lịch sử Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà khoa học Trung Quốc. Các tác giả của 2 cuốn Lịch sử nước ngoài chưa thực sự khách quan khi phản ánh một số vấn đề của lịch sử Việt Nam. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến thái độ, cách đánh giá của người nước ngoài về lịch sử Việt Nam.

6 Điều 4, Hiến pháp năm 2013 - Nhìn từ văn hóa và lịch sử Việt Nam / Nguyễn Khắc Hóa // .- 2018 .- Số 01 .- Tr. 40-44 .- 959.7

Tập trung khẳng định vai trò lãnh đạo đất nước và nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ khi ra đời cho đến nay, Đảng đã đưa dân tộc Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong tình hình hiện nay, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam là ngọn cờ duy nhất đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo đất nước và nhân dân Việt Nam, đưa dân tộc ta đi tới tương lai.

7 Vị trí chiến lược của Đà Nẵng nhận thức, ứng đối và hành động xâm lược của thực dân Pháp năm 1858 / Nguyễn Văn Kim // Đà Nẵng .- 2018 .- Số 10(510) .- Tr. 3-21 .- 895.92

Giới thiệu vị trí địa – kinh tế, địa – quân sự và địa – chính trị của Đà Nẵng đặt trong bối cảnh chính trị cùng mối liên hệ với Hội An (Quảng Nam), Thừa Thiên Huế và cả miền Trung Việt Nam thế kỷ XVII-XIX.

8 Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” – Những bài học kinh nghiệm với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc / Trương Mai Hương // Lịch sử quân sự .- 2018 .- Số 324 .- Tr. 12 - 16 .- 327

Chiến thắng “Hà Nội Điện Biên Phủ trên không” để lại nhiều kinh nghiệm quý và những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ chiến thắng lịch sử góp phần xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạng, dân chủ, công bằng, văn minh.