CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thơ--Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Phong trào thơ mới nhìn từ sự giao thoa Đông - Tây / Thái Phan Vàng Anh // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 11 (609) .- Tr. 14-23 .- 895.921

Thơ mới là một hiện tượng đặc biệt trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam. Các kiệt tác Thơ mới đa phần đều là sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn Đông – Tây, từ cả nội dung đến hình thức nghệ thuật. Có thể nói, quá trình trưởng thành của Thơ mới là từ va chạm, xung đột đến đối thoại, hòa hợp Đông – Tây và những thể nghiệm trong thi pháp của Thơ mới đã góp phần hiện đại hóa thơ Việt, khiến thơ Việt dịch chuyển gần hơn với thơ ca hiện đại thế giới.

2 Sự phong phú, đa dạng và độc đáo trong cấu trúc tiết điệu dòng thơ 7 chữ của Xuân Diệu / Nguyễn Thị Hồng Sanh // Khoa học Đại học Quảng Nam .- 2022 .- Số 23 .- Tr. 45-55 .- 800

Bài nghiên cứu đi vào khảo sát, thống kê, miêu tả cấu trúc tiết điệu thơ 7 chữ của Xuân Diệu theo mô hình tiết điệu đúng chuẩn, lệch chuẩn hay sai chuẩn. Trên cơ sở đó, khái quát nên sự phong phú, đa dạng và độc đáo của cấu trúc tiết điệu dòng thơ 7 chữ của Xuân Diệu trong đối sách với cấu trúc tiết điệu dòng thơ 7 chữ của Huy Cận và thơ Đường.

3 Nhận diện một số đặc điểm thơ chữ Hán Phạm Nguyễn Du / Nguyễn Thanh Tùng // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 8 .- Tr. 15-31 .- 895.921

Bài viết trình bày những đặc điểm cơ bản của thơ chữ Hán Phạm Nguyễn Du. Bằng việc lần lượt nhận diện những đặc điểm về nội dung và hình thức nghệ thuật nổi bật của thơ chữ Hán Phạm Nguyễn Du, bài viết đề xuất một số vị trí cao hơn, quan trọng hơn dành cho thơ chữ Hán Phạm Nguyễn Du trong tiến trình thơ chữ Hán trung đại Việt Nam nói riêng và trong tiến trình văn học trung đại Việt Nam nói chung.

4 Bi cảm buồn đau trong cảm xúc thẩm mĩ của Nguyễn Du / Lê Ngọc Trà // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 8 .- Tr. 95-109 .- 895.92

Bi cảm buồn đau là cảm xúc thẩm mĩ xuất hiện đậm nét trong tác phẩm của Nguyễn Du. Bi cảm buồn đau liên kết các tác phẩm của Nguyễn Du thành một thể thống nhất, mang một âm điệu chung, tạo nên một nét đặc trưng trong ý thức thẩm mĩ và mĩ học của Nguyễn Du. Tìm hiểu cảm xúc thẩm mĩ của Nguyễn Du giúp chúng ta hiểu sâu hơn ý thức thẩm mĩ cũng như sáng tác của nhà thơ.

5 Hàn Mặc Tử và Phương Đông siêu thực / Lê Thị Thanh Tâm // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 5(603) .- Tr. 35-45 .- 800.01

Khảo sát các quá trình biến đổi thi ảnh: chùm thi ảnh về vũng, về trăng, về nhũng điểm nhìn nhảy múa, về thế giới thần tượng và tư tưởng triết học của âm thanh im lặng trong thơ Hàn Mặc Tử. Qua đó, bài viết đề xuất khái niệm “phương Đông siêu thực” trong thơ Hàn Mặc Tử như một phẩm chất, tài năng, số phận của nhà thơ thay vì là một xu hướng, kĩ thuật đối ứng với chủ nghĩa siêu thực phương Tây.

6 Luận bàn về Phạm Thế Trung và Sứ Thanh Văn Lục / Lê Quang Trường, Nguyễn Thanh Lộc // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 7(593) .- Tr. 40-54 .- 895

Khảo sát tác phẩm và nêu lên các giá trị của nó trong dòng thơ văn đi sứ triều Nguyễn nói chung. Tác phẩm là tập hợn ghi chép từ văn thư ngoại giao, thơ ca xướng họa, tiễn tặng và những câu chuyện nhìn thấy trên đường đi sứ, do đó chúng có giá trị khảo cứu bổ khuyết cho những sự kiện lịch sử văn hóa, đồng thời nó còn mang giá trị nhất định trong công tác sưu tầm bổ sung tác phẩm và nghiên cứu văn chương đi sứ thời Nguyễn.

7 Tế Hanh trong di sản văn học miền nam 1954-1975 / Trần Hoài Anh // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 6(592) .- Tr. 97-105 .- 800.01

Tổng thuật lại diễn trình tiếp nhận thơ Tế Hanh trong đời sống văn học miền Nam trước 1975 ở ba bình diện: Gia định quê hương và văn nghiệp; Hành trình sáng tác và khuynh hướng thi ca; Trạng thái và cung bậc cảm xúc trong thơ.

8 Tiếp nhận thơ Tố Hữu thời kỳ trước 1945 / Nguyễn Hữu Sơn // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 10(584) .- Tr. 11-18 .- 800.01

Tập trung giới thiệu tư liệu và đặc điểm sáng tác của Tố Hữu thuộc loại “bên lề” nhưng đã đứng về số đông những người lao động cùng khổ, bày tỏ sự phê phán chế độ xã hội bất công và lên tiếng tranh đấu cho ngày mai tươi sáng.

9 Tín hiệu thẩm mĩ về màu sắc trong thơ Quang Dũng / Lê Đức Luận, Hoàng Thị Linh Giang // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 8(301) .- Tr. 93-98 .- 895.921

Nghiên cứu tín hiệu về màu sắc trong ngôn ngữ thơ Quang Dũng để phần nào khai thác giá trị nghệ thuật ngôn ngữ độc đáo của tác giả.

10 Thơ nữ Việt Nam – từ cổ điển đến hiện đại / Lưu Khánh Thơ // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 6(580) .- .- 800

Khái quát thơ nữ Việt Nam qua các chặng đường phát triển của lịch sử Văn học, tập trung phân tích đặc điểm thơ của một tác giả tiêu biểu ở từng thời kỳ. Qua đó nhằm khẳng định những đóng góp của đội ngũ thơ nữ trong tiến trình thơ Việt Nam từ cổ điển đến hiện đại.