CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Học Tự Nhiên

  • Duyệt theo:
201 Ứng dụng công nghệ hiện đại bảo tồn và phát triển các nguồn gen bản địa quý hiếm / Nguyễn Bá Tư, Phạm Trường Duy, Ohạm Minh Chiến, Phạm Quốc Định, Bùi Hồng Thủy, Nguyễn Văn Thuận // .- 2020 .- Số 4(733) .- Tr.34-37 .- 572

Trình bày một số ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại như tái biệt hóa tế bào, tế bào gốc và công nghệ sinh học sinh sản hiện đại cần thực hiện để góp phần bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen động vật bản địa quý hiếm của Việt Nam bền vững và có hiệu quả hơn.

202 Một số bộ dữ liệu kiểm thử phổ biến cho phát hiện xâm nhập mạng và đặc tính phân cụm / Bùi Công Thành, Nguyễn Quang Uy, Hoàng Minh // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2020 .- Số 1(Tập 62) .- Tr.1-7 .- 572

Phân tích đặc điểm của các tập dữ liệu kiểm thử phổ biến. Đồng thời, tiến hành thực nghiệm để đánh giá tính phân cụm, xác định số cụm tối ưu mà một bộ dữ liệu được chia ra.

203 Nhận dạng khuôn mặt trong video bằng mạng nơ ron tích chập / Đoàn Hồng Quang, Lê Hồng Minh, Thái Doãn Nguyên // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2020 .- Số 2(Tập 62) .- Tr.8-12 .- 572

Nghiên cứu mạng nơ ron tích chập (CNN – Convolutional Neural Network) là một trong những mô hình Deep Learning tiên tiến cho bài toán nhận dạng khuôn mặt từ video.

204 Tính chất điện hóa của điện cực Fe2O3/Au trong dung dịch kiềm / Vũ Mạnh Thuần, Doãn Hà Thắng, Bùi Thị Hằng // .- 2020 .- Số 2(Tập 62) .- Tr.13-16 .- 572

Đánh giá vai trò chất phụ gia của nano vàng trong điện cực sắt, thép đo quét thế tuần hoàn (CV) đã được thực hiện trên các điện cực Fe2O3/Au và Fe2O3/Au/AB (AB – acetylene black) sử dụng lượng nano vàng khác nhau.

205 Biến đổi gen và cấu trúc protein fiber của virut HAdV-3 gây bệnh đau mắt đỏ ở Việt Nam / Lê Tuấn Anh, Nguyễn Thị Uyên, Nguyễn Văn Sáng // .- 2020 .- Số 2(Tập 62) .- Tr.24-27 .- 572

Giải trình tự gen mã hóa protein fiber từ các chủng virus phân lập ở Việt Nam và dự đoán biến đổi cấu trúc protein fiber thông qua phần mềm tin sinh học.

206 Nghiên cứu tạo sợi polystyrene bằng phương pháp kéo sợi ly tâm (centrifugal spinning) / Nguyễn Kim Diện, Phạm Ngọc Sinh, Huỳnh Đại Phú // .- 2020 .- Số 2(Tập 62) .- Tr.50-53 .- 572

Trình bày sự ảnh hưởng của nồng độ polymer, dung môi và tốc độ ly tâm đến hình dạng và tính chất sợi thu được đã được đánh giá dựa trên sự phân bố màng sợi và hình thái của sợi PS tạo thành, được quan sát dưới kính hiển vi điện tử quét (SEM). Kết quả cho thấy, kéo sợi ly tâm là một kỹ thuật hiệu quả để chế tạo sợi từ dung dịch polymer.

207 Điều chế tro trấu biến tính ứng dụng xử lý Cu2+ trong nước / Đặng Kim Tại, Vũ Xuân Hồng // .- 2020 .- Số 2(Tập 62) .- Tr.66-69 .- 572

Phân tích cho thấy tro trấu được biến tính bằng phương pháp oxy hóa kết tủa MnSO4 để ứng dụng xử lý Cu2+ trong nước.

208 Xây dựng Bộ công cụ phân tích và xử lý dữ liệu ảnh quang học và radar / // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 3 (329) .- Tr. 28 - 30 .- 530

Trình bày việc nghiên cứu xây dựng Bộ công cụ phân tích và xử lý dữ liệu ảnh quang học và radar hỗ trợ các chuyên gia trong việc xử lý dữ liệu ảnh viễm thám.

209 Ảnh hưởng của sự đồng đều biến dạng đến chất lượng bi-material: Thép 08kπ - Cu / Trần Thế Quang, Vũ Khắc Hưng // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 396-400 .- 624

Một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của kim loại kép khi cán là sự đồng đều biến dạng của các lớp kim loại thành phần. Trong phạm vi bài này, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu một số thông số công nghệ ảnh hưởng tới sự đồng đều biến dạng.

210 Kết quả bước đầu về hàm lượng kim loại nặng Cd, Fe, Pb trong nước sông Hồng / Phùng Thị Xuân Bình // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 390-395 .- 621

Ô nhiễm kim loại nặng là mối quan tâm toàn cầu do những ảnh hưởng tiêu cực đến sinh vật thủy sinh và sức khỏe con người. Sông Hồng chảy qua 9 tỉnh, thành phố và đem lại lợi ích trực tiếp cho hàng chục triệu người dân và các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội trong khu vực. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, sông Hồng đã và đang bị ô nhiễm tại một số khu vực do các tác động của con người. Bài báo này bước đầu đánh giá mức độ ô nhiễm hàm lượng kim loại Cd, Fe và Pb trong môi trường nước hệ thống sông Hồng, đoạn chảy từ Yên Bái đến Hà Nội. So sánh kết quả phân tích với quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột A1 cho thấy hàm lượng Fe và Cd trong toàn hệ thống sông Hồng tại đa số các thời điểm ở các trạm quan trắc đều vượt quá giới hạn cho phép từ 1 -16 lần, hàm lượng Pb tại trạm Hòa Bình vào tháng 1/2017 (0,069 mg/1) và trạm Hà Nội vào tháng 8/2017 (0,089 mg/1) vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3-5 lần.