CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Lý Luận Chính Trị

  • Duyệt theo:
11 Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội trong cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú / Nguyễn Mậu Linh // .- 2023 .- Số 04 (59) - Tháng 8 .- Tr. 122-132 .- 335.4

Trên con đường lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội, căn cứ vào lý luận Mác - Lênin và thực tế của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên những quan niệm về chủ nghĩa xã hội một cách giản dị nhưng hết sức sâu sắc, thể hiện rõ bản chất của một chế độ mới ở Việt Nam. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã quán triệt và vận dụng ngày càng sâu sắc những chỉ dẫn của Người. Điều đó được thể hiện rõ trong các Văn kiện Đảng qua các kỳ Đại hội và đặc biệt là trong cuốn sách viết về chủ đề này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

12 Một số điểm tương đồng và khác biệt trong quan niệm về con người giữa triết học phật giáo và triết học hiện sinh của Martin Heidegger / Nguyễn Văn Trường, Đặng Ánh Tuyết, Nguyễn Lê Thạch // Nghiên cứu Châu Âu .- 2023 .- Số 2(269) .- Tr. 67-77 .- 320

Tập trung làm rõ thực trạng quan hệ quốc tế trong khuôn khổ EU, từ đó nhận diện một số nguyên nhân dẫn tới những khó khăn và nguy cơ chia rẽ trong định chế vốn được coi là hình mẫu của cả thế giới về hội nhập khu vực này.

13 Một số điểm đáng chú ý trong chính sách phát triển xã hội nhìn từ đại hội XX Đảng cộng sản Trung Quốc / Nguyễn Mai Phương // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2023 .- Số 3(259) .- Tr. 26-36 .- 320

Trình bày một số điểm đáng chú ý trong chính sách phát triển xã hội nhìn từ đại hội XX Đảng cộng sản Trung Quốc. Bài viết đi sâu phân tích những chủ trương, chính sách đó để có cái nhìn cơ bản về đường lối phát triển chung của Trung Quốc trong giai đoạn tiếp theo.

14 Những điểm nhấn về đường lối phát triển văn hóa trong Đại hội XX Đảng cộng sản Trung Quốc / Chử Thị Bích Thu // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2023 .- Số 3(259) .- Tr. 60-69 .- 320

Tập trung phân tích những điểm nhấn về đường lối phát triển văn hóa trong Đại hội XX Đảng cộng sản Trung Quốc. Bài viết nhận diện và đánh giá một số điểm nhấn về định hướng phát triển văn hóa của Trung Quốc qua báo cáo chính trị Đại hội XX.

15 Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc: Tác động và triển vọng phát triển sau Đại hội / Đinh Công Tuấn, Đinh Công Hoàng // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 2(264) .- Tr. 3-12 .- 320

Trình bày bối cảnh thế giới, khu vực, trong nước tác động mạnh mẽ đến Đại hội. Phân tích nội dung cơ bản của bản báo cáo chính trị được thông qua tại Đại hội. Đánh giá tác động của Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc.

16 Những vấn đề chính trị nổi bật của Mông Cổ năm 2022 / Trương Phan Thanh Thủy // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 2(264) .- Tr. 41-50 .- 320

Trình bày những vấn đề chính trị nổi bật của Mông Cổ trong năm 2022. Mông Cổ là một nước có nhiều đảng phái, hai đảng phái lớn nhất của Mông Cổ, đồng thời là hai đảng phái đối lập là Đảng Nhân dân Mông Cổ và Đảng Dân chủ Mông Cổ.

17 Những giải pháp mới trong quá trình xây dựng chính phủ pháp trị ở Trung Quốc hiện nay / Nguyễn Diệu Hương // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 3(265) .- Tr. 12-20 .- 320

Trình bày nhiệm vụ xây dựng chính phủ pháp trị tại Trung Quốc; xây dựng và hoàn thiện hệ thống ứng phó với các sự kiện bất ngờ; xây dựng và đảm bảo về khoa học kỹ thuật cho quá trình xây dựng chính phủ pháp trị.

18 Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Trung Quốc với Myanmar trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI / Nguyễn Tuấn Bìnha, Ngô Như Thủy // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2023 .- Số 01(56) .- Tr. 139 - 149 .- 320

Trung Quốc là một cường quốc châu Á, có đường biên giới liền kề với cả Ấn Độ và Myanmar. Với diện tích lớn thứ ba và dân số đứng đầu thế giới, Trung Quốc từ lâu đóng vai trò quan trọng trong quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới. Cường quốc này cũng được xem là đối thủ chính của Ấn Độ trong việc cải thiện và phát triển quan hệ với các nước láng giềng, trong đó có Myanmar. Mối quan hệ Trung Quốc - Myanmar được thiết lập và duy trì bền vững qua nhiều thập kỷ, từ giữa thế kỷ XX đến đầu thập niên thứ ba của thế kỷ XXI. Bài viết tập trung phân tích mối quan hệ giữa Trung Quốc với nước láng giềng Myanmar từ năm 2011 đến năm 2021 trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, từ đó cho thấy những bước phát triển cũng như hạn chế trong mối quan hệ này. Bên cạnh đó, những thách thức trong chính sách của Trung Quốc đối với Myanmar và những nỗ lực của Trung Quốc nhằm điều chỉnh các chính sách đối với Myanmar cũng được nhóm tác giả quan tâm nghiên cứu nhằm làm rõ hơn thực chất của quan hệ hai nước.

19 Đảng Cộng Sản Việt Nam vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong xây dựng Đảng hiện nay / Đặng Thị Minh Phượng // .- 2022 .- Số 58 .- Tr. 134-143 .- 324.25970751

Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng. Để góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, trước hết, mỗi tổ chức đảng cũng như mỗi cán bộ, đảng viên cần phải thấm nhuần sâu sắc lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh phải thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Bài viết tập trung làm rõ, phân tích những quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình, thành tựu và hạn chế của tự phê bình và phê bình, đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình của Đảng Cộng sản Việt Nam.

20 Về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng / Nguyễn Thị Hoa, Dư Thị Huyền // .- 2023 .- Số 1 .- Tr. 99 - 105 .- 320

Đi lên chủ nghĩa xã hội vẫn là sự lựa chọn của lịch sử Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tổng kết 35 năm đổi mới, Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Chủ nghĩa xã hội vẫn là tương lai của xã hội loài người; vẫn là ý chí, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam; Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn là lực lượng duy nhất lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong bài viết này, tác giả đã luận giải để làm sáng tỏ về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.