CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Lý Luận Chính Trị

  • Duyệt theo:
181 Vài nét về vai trò của đảng chính trị ở CHLB Đức qua bầu cử quốc hội liên bang trong giai đoạn hiện nay / ThS. Trịnh Thị Hiền, ThS. Phạm Quỳnh Trinh // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Tr. 16-23. .- 335.4

Giới thiệu vai trò của các đảng chính trị trong bộ máy nhà nước phương Tây, vai trò của các đáng chính trị trong bầu cử Quốc hội ở CHLB Đức trong giai đoạn bầu cử gần đây, qua đó khẳng định vai trò của các đảng chính trị trong bộ máy nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị nói chung, đặc biệt là vai trò của đảng chính trị trong hoạt động bầu cử.

182 Tình hình ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và chính sách của Nga trong khu vực này / TS. Kokarev K.A. // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Số 4 (163)/2014 .- Tr. 24-27. .- 335.4

Trình bày các vấn đề: Vai trò và tầm quan trọng của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trên khía cạnh kinh tế và an ninh; Trung tâm kinh tế toàn cầu đã chuyển về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, do đó rất khó điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia và giữa các khu vực trong điều kiện thay đổi hiện nay; Sự cần thiết một cơ chế đảm bảo an ninh khu vực; Việc Trung Quốc và Mỹ đang ganh đua vì vai trò dẫn đầu trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ không thể tự mình xác định trật tự thế giới hay trật tự khu vực; Nguy cơ xung đột vũ trang trong Đại Đông Á; Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại đa phương năng động và linh hoạt; Nga hướng tới thúc đẩy, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.

183 Vai trò của liên minh Mỹ - Nhật trong quá trình “thể chế hóa” tranh chấp Biển Đông / Trương Minh Huy Vũ, Huỳnh Tâm Sáng // Châu Mỹ ngày nay .- 2014 .- Số 03 (192)/2014 .- Tr. 23-31. .- 327

Trình bày khái quát quá trình phát triển của liên minh Mỹ - Nhật nhìn từ góc độ lịch sử và phân tích trường hợp tranh chấp Biển Đông, qua đó chỉ ra vai trò quan trọng của liên minh này trong việc tạo dựng một trật tự bằng luật và chuẩn tắc quốc tế trong khu vực tranh chấp.

184 Cục diện địa chính trị Đông Á trong bối cảnh Mỹ xoay trục chiến lược về Châu Á – Thái Bình Dương / PGS. TS. Lê Văn Sang // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 3 (156)/2014 .- Tr. 3-8. .- 327

Mỹ xoay trục chiến lược từ Địa Trung Hải về Châu Á – Thái Bình Dương đã làm thay đổi cục diện địa chính trị của khu vực Đông Á, hầu hết các quốc gia khu vực này đều điều chỉnh chiến lược phát triển đất nước phù hợp với bối cảnh mới. Tình hình an ninh chính trị Đông Á biến chuyển sâu sắc, khó lường với nhiều điểm nóng gây bất ổn định, khó kiểm soát. Tâm điểm của sự bất ổn định nằm ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Quốc tế hóa vấn đề Biển Đông trở thành xu thế chủ đạo trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo giữa các nước trong khu vực. Đây là điều kiện tốt cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

185 Kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô trước đây / PGS. TS. Đinh Công Tuấn, Lê Thị Kim Oanh // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Số 1 (160)/2014 .- Tr. 3-12. .- 327

Từ thực tiễn hơn 70 năm xây dựng và phát triển các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, quân sự, an ninh, quốc phòng, văn hóa, xã hội, khoa học, kĩ thuật…ở các nước Liên Xô và Đông Âu (cũ) nhằm mục tiêu xây dựng thành công CNXH, bỏ qua chế độ TBCN, nhưng do những yếu kém trong quá trình xây dựng và phát triển CNXH đã dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng CNXH hiện thực ở Đông Âu và Liên Xô. Vì vậy, trong vài thập niên vừa qua, trên thế giới và Việt Nam có nhiều công trình đã phân tích, luận giải rất sâu sắc về vấn đề này. Bài viết này tổng kết, khái quát lại những bài học về xây dựng CNXH, bỏ qua chế độ TBCN ở các nước này, nhằm rút ra những kinh nghiệm có thể vận dụng cho Việt Nam.

186 Một số quan niệm phi Mác Xít về vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế / Đồng Hồng Huyền // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Số 1 (160)/2014 .- Tr. 13-21. .- 327

Việc xác định vai trò và mức độ can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế luôn chiếm một vị trí quan trọng trong các học thuyết kinh tế. Bài viết tập trung phân tích quan điểm của các trường phái kinh tế từ Cổ điển, Tân cổ điển, Kaynes đến Chủ nghĩa Tự do mới để làm rõ vấn đề nêu trên.

187 Cải cách thể chế kinh tế EU: Phân tích góc nhìn của Pháp và Đức / Trương Minh Huy Vũ, Nguyễn Thế Phương // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Số 1 (160)/2014 .- Tr. 31-40. .- 327

Tập trung phân tích các cải cách thể chế mà Pháp và Đức đề ra nhằm tái cấu trúc lại các thiết chế của EU cho phù hợp hơn và hữu hiệu hơn trong việc ngăn chặn và kiểm soát khủng hoảng. Bài viết sẽ trình bày các mặt lợi và hại của các cải cách đó trong tương quan bối cảnh hiện tại của EU, trên quan điểm cho rằng khó có quan điểm nào có thể vượt trội xét về tương quan lực lượng, cũng như về sự ủng hộ của các thành viên. Phân tích và làm rõ các quan điểm của Đức và Pháp sẽ đóng vai trò quan trọng…

188 Thực tiễn về thể chế trong thực hiện chính sách hỗ trợ xã hội ở Châu Âu và Việt Nam / Renate Minas // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Số 1 (160)/2014 .- Tr. 49-59. .- 327

Bài viết đưa ra những so sánh về thể chế trong việc thực hiện các chính sách về hỗ trợ xã hội ở 4 nước (Thụy Điển, Pháp, Ba Lan, Italia) và Việt Nam, trong đó có đề cập đến các vấn đề: nguyên tắc lựa chọn đối tượng chính sách để xây dựng thể chế; việc phân bổ nguồn lực và điều tiết nhà nước trong hệ thống hỗ trợ xã hội; các cấp độ địa lý và các hình thức đảm bảo pháp lý cho đối tượng hưởng lợi; các công cụ điều hành chính sách. Tác giả cũng đưa ra mối quan hệ giữa các thiết chế tham gia vào quá trình quản lý hoạt động trợ giúp xã hội với khả năng tiếp cận hỗ trợ xã hội của người dân.

189 Ứng phó biến đổi khí hậu ở Liên minh Châu Âu và kinh nghiệm đối với khu vực Asean / TS. Đặng Minh Đức // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Số 1 (160)/2014 .- Tr. 72-83. .- 327

Phân tích các chính sách ứng phó biến đổi khí hậu ở Liên minh Châu Âu và gợi mở một số chính sách cho khu vực Asean.

190 “Ràng buộc bán kèm” trong quan hệ nhượng quyền thương mại và kinh nghiệm lập pháp EU / TS. Vũ Đặng Hải Yến, ThS. Nguyễn Thị Tình // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Số 1 (160)/2014 .- Tr. 84-90. .- 658

Bàn về những bất cập trong quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam dưới khía cạnh của pháp luật cạnh tranh và nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của Liên minh Châu Âu trong việc điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh này.