CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Điện - Điện tử

  • Duyệt theo:
421 Băng tần millimet cho truyền thông di động 5G / Dương Thị Thanh Tú, Đinh Văn Dũng // Công nghệ thông tin & truyền thông .- 2015 .- Số kỳ 1 tháng 2/2015 .- Tr. 38-44 .- 004

Giới thiệu về một dải tần số siêu cao – dải tần số millimet, hiện đang được nghiên cứu thử nghiệm cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 5 (5G) với những đặc tính ưu việt như chùm tia hẹp cho khả năng truyền chính xác, băng thông lớn, truyền dẫn tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu truy nhập băng rộng trong tương lai với tốc độ dữ liệu vài gigabit mỗi giây.

422 Tích hợp ontology với tiếp cận lý thuyết đồng thuận / Nguyễn Văn Trung, Phan Bá Trí, Hoàng Hữu Hạnh // Tin học và điều khiển học .- 2014 .- Số 3 (30)/2014 .- Tr. 239-252 .- 621

Trình bày một thuật toán tích hợp các ontology có xung đột ở cấp độ khái niệm dựa trên lý thuyết đồng thuận và hàm đánh giá khoảng cách ngữ nghĩa của các khái niệm trên cây phân cấp. Bào báo chứng tỏ, lý thuyết đồng thuận là một công cụ hữu ích trong việc xây dựng tri thức tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau.

423 Giải thuật heuristic và di truyền giải bài toán định tuyến đa điểm trên mạng cảm biến không dây nhiệm vụ tuần hoàn / Nguyễn Thái Dương, Huỳnh Thị Thanh Bình, Ngô Hồng Sơn // Tin học và điều khiển học .- 2014 .- Số 3 (30)/2014 .- Tr. 253-266 .- 621

Nghiên cứu về bài toán định tuyến đa điểm (multicast) cho mạng cảm biến không dây nhiệm vụ tuần hoàn (DC-WSN). Đặc điểm của loại mạng cảm biến không dây này là các nút cảm biến hoạt động tuần hoàn theo chu kỳ và không bắt buộc phải hoạt động liên tục. Đề xuất một giải thuật heuristic và một giải thuật di truyền để giải bài toán trên.

425 Quản lý chất lượng dịch vụ trên mạng viễn thông theo chỉ số QoE / Khánh Tùng // Công nghệ thông tin & Truyền thông .- 2015 .- Số kỳ 2 tháng 12/2014 .- Tr. 27-31. .- 621

Phân biệt giữa QoS và QoE. Xu hướng quản lý chất lượng dịch vụ theo QoE ở một số quốc gia trên thế giới, quản lý chất lượng dịch vụ tại Việt Nam.

426 Đánh giá giải pháp ước lượng kênh truyền kết hợp tự triệt ICI trong môi trường fading chọn lọc kép / Mạc Đức Chung // Công nghệ thông tin & Truyền thông .- 2014 .- Số kỳ 2 tháng 12/2014 .- Tr. 32-36. .- 004

Giới thiệu về nhiễu ICI (Internet Carier Interference), phương pháp ước lượng độ dịch tần dùng giải thuật ML, phương pháp tự triệt ICI. Kết hợp ước lượng kênh truyền LS với các giải pháp triệt nhiễu ICI trong môi trường fading chọn lọc kép.

427 Các đặc điểm và cách chọn sử dụng cảm biến y tế / Trịnh Lương Miên // Tự động hóa ngày nay .- 2014 .- Số 165/2014 .- Tr. 42-45 .- 621

Trình bày những nét đặc trưng cơ bản của một số loại cảm biến y tế được sử dụng trong thực tế. Đưa ra một số điểm lưu ý giúp người dùng lựa chọn cảm biến y tế một cách phù hợp hơn trong các ứng dụng chăm sóc sức khõe cho con người.

428 Phòng thí nghiệm trên Chip – Tương lai của công nghệ xét nghiệm sinh hóa / // Tự động hóa ngày nay .- 2014 .- Số 165/2014 .- Tr. 34-35 .- 621

Khái niệm phòng thí nghiệm trên Chip (LoC hay Lab-on-Chip) được kỳ vọng là sự đột phá cho công nghệ xét nghiệm sinh, hóa hiện nay. Với khả năng cho kết quả nhanh hơn, đơn giản hơn, rẻ hơn, LoC là tương lai của xét nghiệm y – sinh – hóa. Bài báo sẽ tìm hiểu LoC là gì, cấu trúc và phát triển nó như thế nào, khả năng của LoC tới đâu.

429 Biểu diễn phụ thuộc hàm xấp xỉ theo phân hoạch, ma trận phân biệt được và luật kết hợp / Trần Duy Anh // Tin học và Điều khiển học .- 2014 .- Tập 30, Số 2/2014 .- Tr. 163-176 .- 621

Đầu tiên, nhắc lại một số khái niệm cơ bản của lý thuyết tập thô, các độ đo lỗi g1, g2, g3 của phụ thuộc hàm. Sau đó, đề xuất độ đo lỗi g4 dựa trên phân hoạch và kỳ vọng trong lý thuyết xác suất. Tiếp theo, xây dựng ma trận phân biệt theo một cách khác và biểu diễn các độ đo lỗi g1, g2, độ phụ thuộc y và ý nghĩa thuộc tính  theo ma trận phân biệt được. Cuối cùng, đưa ra mối liên hệ giữa phụ thuộc hàm xấp xỉ và luật kết hợp thông qua độ đo lỗi g4 và độ tin cậy Confidence.

430 Đơn định và tối thiểu hóa otomat khoảng / Bùi Vũ Anh // Tin học và Điều khiển học .- 2014 .- Tập 30, Số 2/2014 .- Tr. 148-162 .- 621

Tập trung vào hai bài toán đơn định và tối tiểu hóa otomat khoảng. Các bài toán nhỏ hơn cũng được giải quyết là: tách/ghép các khoảng trên các cung của otomat mà không làm thay đổi ngôn ngữ được đoán nhận, loại các trạng thái không đạt được (có và không có yếu tố khoảng). Những bài toán này được dụng trong việc giải bài toán chính: đơn định hóa và tối tiểu hóa otomat khoảng.