CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Công Nghệ Thông Tin

  • Duyệt theo:
551 Nhân tố Ấn Độ trong vấn đề Biền Đông hiện nay / ThS. Lê Thị Bích Ngọc, ThS. Bùi Anh Thư // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 01/2016 .- Tr. 23-30 .- 327

Phân tích tầm quan trọng của Biển Đông trong những tính toán chiến lược của Ấn Độ, cũng như vai trò, tác động của nhân tố Ấn Độ trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Từ đó nhấn mạnh rằng, Ấn Độ, mặc dù không tuyên bố chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông nhưng nước này cần lưu ý vai trì của mình như một bên chia sẻ lợi ích chung hợp pháp đối với an ninh và ổn định tại vùng biển chiến lược này.

552 Những thách thức trong quá trình triển khai vành đai kinh tế và con đường tơ lụa trên biển trong thế kỷ XXI của Trung Quốc / ThS. Nguyễn Tăng Nghị // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 01/2016 .- Tr. 39-49 .- 327

Một trong những công cụ chủ yếu để Trung Quốc thực hiện tham vọng là cường quốc toàn diện có ảnh hưởng toàn cầu đó là dự án “Một vành đai, một con đường”. Tuy nhiên, sự trỗi dậy mạnh mẽ này đang vấp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các cường quốc như Mỹ, Nga, Ấn Độ và EU cũng như những quan ngại của các quốc gia láng giềng có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc. Vì vậy quá trình triển khai, tư duy theo kiểu “dò đá sang sông” sẽ là nền tảng cơ bản để đi đến thành công. Cùng với đó, Trung Quốc sẽ từng bước hóa giải những thách thức, cản trở khi thực hiện dự án này. Đây chính là những vấn đề mà bài viết tập trung phân tích. Đồng thời tác giả cũng sẽ đưa ra những dự báo về cách thức lựa chọn để giải quyết những thách thức ấy.

553 Quan hệ kinh tế của Ấn Độ với các nước nhóm BRICS / Đoàn Lê Bách Tùng // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 2/2016 .- Tr. 21-28 .- 327

BRICS là tên gọi của một nhóm năm quốc gia mới nổi có nền kinh tế phát triển năng động bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Mỗi nước đều có những lợi thế nổi trội khác nhau. Nền kinh tế Ấn Độ nổi trội ở lĩnh vực dịch vụ, công nghệ phần mềm và dược phẩm. Nước này đang cải thiện vị trí trong nhóm cũng như nền kinh tế toàn cầu. Bài viết tập trung phân tích vị trí của Ấn Độ trong nhóm BRICS và quan hệ kinh tế của Ấn Độ với các nước nhóm BRICS.

554 Chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc trong thế kỷ XXI – Nhìn từ góc độ Biển Đông / ThS. Nguyễn Tăng Nghị // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 33-45 .- 327

Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong thời gian qua cùng với một số chính sách đã triển khai khiến các nước láng giềng cảm thấy bất an, lo lắng. Để chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc thực sự mang lại hiệu quả, Trung Quốc cần phải thể hiện một thái độ ôn hòa, hợp tác với một tinh thần và vị thế của một nước lớn, đóng vai trò quan trọng trong khu vực và quốc tế.

555 Hợp tác an ninh – quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ trong bối cảnh quốc tế mới / ThS. Đỗ Thanh Hà // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 4/2016 .- Tr. 1-7 .- 327

Phân tích những thành tựu và hạn chế trong hợp tác an ninh – quốc phòng giữa hai nước Việt Nam - Ấn Độ để từ đó có những dự báo cho quá trình hợp tác giữa hai nước trong tương lai.

556 Các dạng tấn công đối với an toàn cơ sở dữ liệu / // Công nghệ thông tin & Truyền thông .- 2015 .- Số kỳ 2 tháng 10/2015 .- Tr. 41-46 .- 004

Giới thiệu một số dạng tấn công phổ biến đối với cơ sở dữ liệu và biện pháp bảo đảm an toàn.

557 Một giải pháp bảo mật cho giao thức Modbus TCP phòng chống tấn công vào hệ thống SCADA sử dụng giao thức này / Nguyễn Văn Xuân, Hoàng Đức Trọng, Vũ Thanh Hải, Nguyễn Tăng Cường // Khoa học Công nghệ Việt Nam .- 2016 .- Tập 4 Số 1/2016 .- Tr. 15-23 .- 004

Trình bày kỹ thuật ứng dụng mật mã khóa đối xứng AES (Advanced encryption standard) bảo mật cho giao thức Modbus TCP/IP. Giải pháp này làm giảm đáng kể các lỗ hổng, tăng cường tính bảo mật, xác thực, toàn vẹn gói tin cho giao thức Modbus TCP/IP, để phòng chống các cuộc tấn công vào hệ thống SCADA sử dụng giao thức này.

558 Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển chính phủ điện tử / // Công nghệ thông tin & Truyền thông .- 2015 .- Số kỳ 2 tháng 8/2015 .- Tr. 11-17 .- 004

Thảo luận về giải pháp nhằm nhanh chóng khắc phục một số khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai chính phủ điện tử tại Việt Nam hiện nay, đồng thời cải thiện thứ bậc của Việt Nam trong đánh giá xếp hạng về Chính phủ điện tử của Liên Hợp quốc.

559 Các vấn đề an ninh đối với hệ thống Femto / ThS. Nguyễn Thị Diệu Linh // Công nghệ thông tin & Truyền thông .- 2015 .- Số kỳ 2 tháng 7/2015 .- Tr. 58-64 .- 004

An ninh là một phần then chốt của hệ thống Femto khi triển khai và khai thác các dịch vụ Femtocell. Bài báo phân tích các vấn đề an ninh của hệ thống Femco, dựa trên kiến trúc hệ thống của 3GPP, bao gồm các yêu cầu về an ninh và các cơ chế an ninh.

560 Các yếu tố quan trọng trong chiến dịch nâng cao nhận thức an toàn thông tin / Đỗ Hữu Tuyến // Công nghệ thông tin & Truyền thông .- 2015 .- Số kỳ 2 tháng 7/2015 .- Tr. 51-57 .- 004

Phân tích các yếu tố quyết định đến sự thành – bại của hoạt động nâng cao nhận thức nói chung và nhận thức về an toàn thông tin nói riêng đã được nghiên cứu, đúc rút từ những chiến dịch nâng cao nhận thức an toàn thông tin điển hình trên thế giới.