CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kế Toán

  • Duyệt theo:
71 Trao đổi về các kỹ năng cần có của kế toán nội bộ trong bối cảnh công nghệ số / Ninh Thị Thúy Ngân // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 100-102 .- 657

Kế toán là một trong các bộ phận đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong doanh nghiệp. Tùy vào vị trí kế toán cụ thể mà công việc cần đảm nhận sẽ khác nhau. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, vai trò của kế toán nội bộ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, khi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự quản lý tài chính hiệu quả để tồn tại và phát triển, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Với sự bùng nổ của công nghệ số, các yêu cầu đặt ra đối với kế toán nội bộ ngày càng cao hơn.

72 Kế toán dự phòng chi phí hụt hệ số, hụt cung độ tại các doanh nghiệp khai thác than / Nguyễn Thị Minh Thu // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 103-105 .- 657

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường phát sinh các nghĩa vụ thanh toán cho nhà cung cấp, cho khách hàng... Theo cách tiếp cận nghĩa vụ thanh toán, dự phòng phải trả là một phương thức để chuẩn bị nguồn tài chính cho các nghĩa vụ thanh toán trong tương lai của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp khai thác than, một khoản dự phòng phải trả thường xuyên phát sinh là dự phòng chi phí hụt hệ số, hụt cung độ. Đây là khoản dự phòng mang đặc thù của ngành Khai thác than. Bằng phương pháp Điều tra, Phân tích và tổng hợp, tác giả làm rõ các vấn đề nhận diện, đo lường, ghi nhận, trình bày và công bố thông tin liên quan đến dự phòng chi phí hụt hệ số, hụt cung độ tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, từ đó rút ra những vấn đề còn tồn tại và kiến nghị giải pháp hoàn thiện.

73 Nghiên cứu về hoạt động của hội đồng quản trị liên kết qua phân tích trắc lượng thư mục / Cao Thị Nhân Anh, Nguyễn Ngọc Tiến // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 106-110 .- 657

Hội đồng quản trị là cơ quan điều hành cấp cao nhất trong công ty cổ phần, chịu trách nhiệm quản lý, giám sát quản lý và điều hành các hoạt động của doanh nghiệp. Sự “bận rộn” hoặc “liên kết” của các thành viên trong Hội đồng quản trị thể hiện khi họ đồng thời tham gia vào nhiều Hội đồng quản trị của các công ty khác nhau đang là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Bài viết này tổng quan các nghiên cứu về với mối quan hệ giữa sự bận rộn hoặc liên kết của Hội đồng quản trị trong lĩnh vực kế toán tài chính. Nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu Scopus từ năm 1997 đến năm 2023 với 1.768 nghiên cứu về Hội đồng quản trị bận rộn (liên kết) để phân tích trắc lượng thư mục với sự hỗ trợ của phần mềm VOSviewer và Microsoft Excel. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ sử dụng nguồn dữ liệu từ Scopus nên kết quả phân tích có thể chưa bao quát được toàn bộ các nghiên cứu đã xuất bản. Những nghiên cứu tiếp theo có thể bổ sung thêm dữ liệu từ các nguồn khác để gia tăng tính khách quan của kết quả nghiên cứu.

74 Lồng ghép nội dung phát triển bền vững trong đào tạo kiểm toán theo chuẩn mực issa 5000 / Trần Khánh Lâm // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 66-68 .- 657

Nghiên cứu này tập trung vào việc tích hợp chuẩn mực Quốc tế về Đảm bảo Bền vững (ISSA) 5000 vào đào tạo kiểm toán tại Việt Nam. Kết quả cho thấy: Nhận thức về ISSA 5000 còn hạn chế, chưa đồng đều giữa các giảng viên, việc đào tạo và truyền thông cần chuyên sâu hơn; Việc tích hợp nội dung phát triển bền vững vào chương trình giảng dạy còn hạn chế, chưa đồng đều giữa các cơ sở đào tạo; mức độ sẵn sàng hội nhập ISSA 5000 còn khác biệt, nguồn lực và tiếp cận tài liệu còn bất cập... Nghiên cứu cũng đề xuất cách tiếp cận đa ngành trong đào tạo kiểm toán, cần tích hợp kiến thức về tài chính, môi trường xã hội, kỹ năng cần thiết cho sinh viên... Điều này không chỉ giới hạn ở học thuật mà cần mở rộng kỹ năng thực tế ứng dụng, đặc biệt trong bối cảnh phát triển hội nhập toàn cầu.

75 Phát triển ngành kế toán, kiểm toán Việt Nam thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 / Phạm Thị Tươi // .- 2024 .- Số (652+653) - Tháng 02 .- Tr. 19 - 21 .- 657

Bài viết phân tích xu hướng mới trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán ở Việt Nam hiện nay, cơ hội việc làm và những thách thức đặt ra đối với lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

76 Kế toán tài sản cố định : phương hướng hội nhập với chuẩn mực kế toán quốc tế / Bùi Thị Tuyết // .- 2024 .- Số 654 - Tháng 3 .- Tr. 37 - 39 .- 657

Tài sản cố định (TSCĐ )trong các doanh nghiệp (DN) có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của DN, ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Các chuẩn mực kế toán về tài sản cố định của Việt Nam và quốc tế còn có khá nhiều điểm khác biệt lớn. Điều này khiến cho chất lượng các thông tin trên BCTC của Việt Nam chưa cao, làm giảm khả năng cạnh tranh và hội nhập trên thị trường thế giới. Với xu hướng hội nhập kinh tế như hiện nay, Việt Nam cần có phương hướng để cập nhật linh hoạt hơn các VAS so với IAS về TSCĐ.

77 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông tin kế toán đến giá cổ phiếu : nghiên cứu tại Việt Nam / Vũ Thị Bích Hà // .- 2024 .- Số 654 - Tháng 3 .- Tr. 55 - 57 .- 657

Bài viết xem xét ảnh hưởng của một số thông tin kế toán đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy tác động cố định, tác động ngẫn nhiên và hồi quy tổng quát, với dữ liệu thu thập trong giai đoạn 2008 - 2020, với 6860 quan sát. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện 6 (sáu) nhân tố có tác động và có ý nghĩa thống kê đến giá cổ phiếu, đó là: Lợi nhuận mỗi cổ phiếu thường hệ số tài trợ, nắm giữ tiền mặt, quy mô doanh nghiệp (tác động thuận chiều), và tỷ suất lợi nhuận trước thuế - lãi vay và khẩu hao, chỉ số nợ dài hạn (tác động ngược chiều). TKết quả nghiên cứu thực nghiệm là cơ sở hữu ích giúp doanh nghiệp cũng nhận thức được tầm quan trọng của thông tin kế toán. Thông qua đó, chất lượng của báo cáo tài chính được minh bạch, có độ tin cậy và hữu ích.

78 Quản lý nợ công bền vững nhằm xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế / Lê Quang Thuận, Lê Văn Cương, Nguyễn Thị PhươngThúy // .- 2024 .- Số 1 (548) - Tháng 1 .- Tr. 3 - 12 .- 657

Bài viết nghiên cứu mối quan hệ giữa quản lý nợ công bền vững với xây dựng nền 3 kinh tế độc lập, phân tích thực trạng quản lý nợ công với mục hiệu xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ và những vấn đề đặt ra. Theo đó phạm vi nợ công của Việt Nam vẫn còn có sự khác biệt so với thông lệ quốc tế; nợ công của Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thu ngân sách đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn trong khi áp lực chi ngân sách gia tăng; đặc điểm danh mục nợ chính phủ vẫn tiềm ẩn rủi ro bởi vì kỳ hạn trả nợ gốc rút ngắn còn một nửa so với điều kiện vay ban đầu; việc huy động vốn của Chính phủ gặp một số khó khăn nhất định tại một số thời điểm; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay; thiểu bộ phận chuyên trách về nợ tại địa phương.Từ đó, đề xuất một số kiến nghị về quản lý nợ công bền vững nhằm xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu, rộng.

79 Phát triển kinh tế dữ liệu : kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam / Nguyễn Văn Thủy // .- 2024 .- Số 1 (548) - Tháng 1 .- Tr. 109 - 120 .- 657

Nghiên cứu này phân tích sự phát triển của nền kinh tế dữ liệu và tổng hợp 5 thành phần phát triển kinh tế dữ liệu bao gồm: chính sách phát triển nền kinh tế dữ liệu, phát triển dữ liệu mở, khung pháp lý cho phát triển dữ liệu kinh tế, phát triển hạ tầng công nghệ và phát triển thị trường dữ liệu. Từ đó nghiên cứu tổng hợp kinh nghiệm phát triển kinh tế dữ liệu của các nước trên thế giới và đề xuất phương án phát triển kinh tế dữ liệu cho Việt Nam.

80 Khơi thông nguồn vốn tín dụng cho thị trường bất động sản Việt Nam / Nguyễn Văn Đính // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 13-15 .- 332.04

Thời gian qua, mặc dù có nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản đã được Chính phủ, các bộ, ngành đưa ra, nhưng tới thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn phải đối mặt với tình trạng “khát vốn”. Do vậy, việc tiếp tục đa dạng hóa và hoàn thiện các kênh huy động vốn đặc biệt là vốn tín dụng cho thị trường bất động sản là một trong những giải pháp cần được ưu tiên.