CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Tiếng Anh

  • Duyệt theo:
171 Một số ý tưởng của Bình Nguyên Lộc về đặc tính của tên gọi / Nguyễn Thế Truyền // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 7 (314) .- Tr. 36 – 45 .- 410

Giới thiệu đôi nét về Bình Nguyên Lộc và các đặc tính của tên gọi (theo ý tưởng của Bình Nguyên Lộc) như: Tên gọi – dấu tích của thời gian; Tên gọi phiên âm: chân tướng của kẻ vay mượn; Cơ cấu ngữ âm – ‘lò luyện kim đan” tên gọi; Khác biệt về sắc thái giữa các tên gọi là do khác biệt về thân phận; Tâm hồn, tính cách chủng tộc, dân tộc lòng vào trong tên gọi; Tên đặt chồng lên tên: dấu tích của hai tộc người kế tiếp nhau; và tên gọi nhầm lẫn – cái sai của ngày hôm qua , cái phổ biến của ngày hôm nay.

172 Mối quan hệ giữa các quy luật chuyển nghĩa của từ / Nguyễn Đức Tồ // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 7 (314) .- Tr. 3 – 13 .- 421.5

Trình bày các mối quan hệ giữa các quy luật chuyển nghĩa của từ như: mối quan hệ giữa ẩn dụ và hoán dụ, mối quan hệ giữa quy luật mở rộng và thu hẹp nghĩa với ẩn dụ và hoán dụ.

173 Những hiện tượng mang tính quy luật về ngữ âm dùng để xác định từ nguyên tiếng Việt / Lê Trung Hoa // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 7 (314) .- Tr. 14 - 30 .- 421.5

Giới thiệu cách vận dụng các hiện tượng biến đổi về ngữ âm có tính quy luật để truy tìm nguồn gốc của từ như: Nhập âm, lược âm, rụng âm, chệch âm, lây âm, mượn âm, biến âm, âm tiết hóa, rút gọn âm tiết, chuyển đổi ngữ âm.

174 Về vị trí cơ bản của trạng ngữ trong câu xét trong mối quan hệ kết trị với vị từ / Nguyễn Mạnh Tiến // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 7 (314) .- Tr. 46 – 58 .- 495.922 5

Nêu một số ý kiến trao đổi, thảo luận nhằm làm rõ thêm vấn đề vị trí cơ bản (vị trí xuất phát, vị trí thuận) của trạng ngữ trong câu.

175 Phạm trù ngữ nghĩa của gió nhìn từ lí thuyết nguyên mẫu / Nguyễn Thị Hương Giang // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 7 (314) .- Tr. 59 - 70 .- 410

Bài viết này dựa trên trên lí thuyết nguyên mẫu trong ngôn ngữ học tri nhận, tiến hành phân tích phạm trù ngữ nghĩa của gió.

176 Các nhân tố ảnh hưởng phương thức dịch câu bị động tiếng Anh sang tiếng Việt / Hoàng Công Bình // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 2 .- Tr. 47 – 56 .- 410

Bài viết khảo sát các cách thức chuyển dịch câu bị động tiếng Anh sang tiếng Việt, chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng hay chi phối việc lựa chọn các phương thức dịch câu bị động tiếng Anh.

177 Định danh mở rộng từ góc nhìn ngôn ngữ là hành động xã hội / GS.TSKH Nguyễn Lai // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 1 .- Tr. 10 – 16 .- 400

Trên cơ sở nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ, bài viết nghiên cứu ngôn ngữ như là hành động xã hội của con người mà thông qua các đối tượng có thể chuyển đổi theo các mục đích thực tế xác định.

179 Những yếu tố tạo nên sự nổi tiếng của diễn văn Tôi có một giấc mơ của Martin Luther King / TS. Vũ Ngọc Khoa // Ngôn ngữ .- 2014 .- Số 11/2014 .- Tr. 52-61 .- 400

Tôi có một giấc mơ đứng đầu danh sách 100 bài diễn văn xuất sắc nhất của thế kỷ XX theo cuộc bình chọn năm 1999 của giới học giả về diễn thuyết trước công chúng. Tại sao một bài diễn văn lại có một sức sống kì diệu, một ý nghĩa trọng đại đến như vậy? Bài viết này lí giải những yếu tố tạo nên sự bất hủ của diễn văn Tôi có một giấc mơ của M. L. King.

180 Xử lí ngữ liệu đầu vào trong giảng dạy tiếng Anh / ThS. Đỗ Hạnh Chi // Ngôn ngữ & đời sống .- 2014 .- Số 11 (229)/2014 .- Tr. 29-34 .- 400

Đưa ra một bảng phân loại các cách xử lí ngữ liệu đầu vào khác nhau trong bước chuẩn bị một nhiệm vụ nói. Giáo viên cung cấp ngữ liệu đầu vào trong giai đoạn chuẩn bị một hoạt động nói khá thường xuyên, nhưng cách thức còn đơn điệu do lạm dụng hình thức công não, điều này gây nhàm chán cho sinh viên và không phát huy tác dụng của việc cung cấp ngữ liệu…