CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kinh tế - Tài chính

  • Duyệt theo:
831 Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, hỗ trợ tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế / Nguyễn Thị Quế Hương // .- 2023 .- Số 806 .- Tr. 15 - 17 .- 332

Nền kinh tế sau 2 năm chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 đã dần được vực dậy nhờ việc triển khai quyết liệt, hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ, sự nỗ lực của chính người dân và doanh nghiệp. Tăng trưởng kinh tế các năm 2021-2022 của Việt Nam đạt được kết quả tích cực, được cộng đồng quốc tế đánh giá là “điểm sáng” trong phục hồi kinh tế. Tỷ lệ tăng trưởng trên có phần đóng góp rất lớn từ chính sách tăng chi đầu tư công, triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

832 Giải pháp điều hành giá cả thị trường, kiểm soát lạm phát / Nguyễn Thị Quế Hương // .- 2023 .- Số 806 .- Tr. 18 - 20 .- 332

2023 là năm đáng chú ý đối với kinh tế Việt Nam, khi nền kinh tế vừa thoát khỏi đại dịch COVID-19 nhưng lại đối mặt với nhiều thách thức về lạm phát cao, sự suy giảm nghiêm trọng trong tiêu dùng, đầu tư và có một số dấu hiệu của suy thoái kinh tế. Vì vậy, việc xem xét diễn biến chỉ số tiêu dùng (CPI) các tháng đầu năm 2023 có ý nghĩa quan trọng để phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp điều hành giá cả thị trường nhằm kiểm soát lạm phát. Từ khóa:

833 Khơi thông dòng vốn tín dụng, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp / Đỗ Thị Bích Hồng // .- 2023 .- Số 806 .- Tr. 21 - 25 .- 332

6 tháng đầu năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động bám sát tình hình thực tiễn, kịp thời điều chỉnh chính sách, ban hành và triển khai đồng bộ các công cụ và giải pháp góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Kết quả đạt được là đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn những thách thức không nhỏ đến từ nhiều phía. Bài viết đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Ngân hàng Nhà nước, phân tích những khó khăn, thách thức trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của khu vực doanh nghiệp và đưa ra một số giải pháp tăng cường khả năng hấp thụ và tiếp cận vốn của khu vực này.

834 Kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm và triển vọng 6 tháng cuối năm 2023 / Đặng Ngọc Tú, Đỗ Huy Cảnh // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 5-8 .- 330

Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam thấp so với mức cùng kỳ năm 2022 cũng như mục tiêu cả năm 2023. Nguyên nhân chính là xuất khẩu giảm và thị trường bất động sản khó khăn. Mặc dù, Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ, nhưng doanh nghiệp vẫn rất khó khăn, buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động, hạn chế thanh khoản, trì hoãn đầu tư và thậm chí rút khỏi thị thường. Tuy nhiên, điểm tích cực trong 6 tháng đầu năm 2023 là kinh tế vĩ mô ổn định lạm phát được kiểm soát và lãi suất giảm, tỷ giá ổn định đã tạo điều kiện để chính sách kinh tế vĩ mô tiếp tục nới lỏng trong 6 tháng cuối năm, hướng tăng trưởng GDP tới mục tiêu đề ra cho cả năm 2023.

835 Phát triển kinh tế bền vững: nhìn từ góc độ nợ công của Việt Nam / Vũ Thanh Nguyên, Phạm Quang Thao // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 9-13 .- 330

Phát triển kinh tế bền vững là mô hình được nhiều quốc gia trên thế giới hướng đến nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và vấn đề môi trường - xã hội. Để theo đuổi mô hình này, Chính phủ các quốc gia cần các nguồn lực, nhất là nguồn tài chính để hỗ trợ, khuyến khích và tạo bàn đạp cho nền kinh tế chuyển sang sản xuất xanh, thân thiện môi trường. Trong điều kiện các nguồn lực trong nước hạn hẹp, Việt Nam đã đẩy mạnh huy động nguồn lực bên ngoài thông qua các khoản nợ công để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững là rất cần thiết. Tuy nhiên, tổng mức nợ công bao nhiêu thì đảm bảo ngưỡng an toàn là nội dung bài viết tập trung phân tích.

836 Xây dựng, hoàn thiện pháp luật hải quan trong bối cảnh mới / Kim Long Biên // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 14-17 .- 340

Trong bối cảnh hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam gia tăng nhanh, hệ thống văn bản pháp luật hải quan được xây dựng, bổ sung, hoàn thiện theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan, bảo đảm nguồn thu ngân sách, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại. Bài viết này đánh giá kết quả đã đạt được về hoàn thiện pháp luật hải quan thời gian qua, cũng như một số định hướng, yêu cầu đặt ra thời gian tới.

837 Hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam / Lê Quang Thuận, Nguyễn Thị Nhật Linh // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 18-21 .- 332

Việt Nam là quốc gia có vị trí địa lý - chiến lược quan trọng và giàu tiềm năng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong bối cảnh khu vực và thế giới đang có những thay đổi sâu sắc về chính trị, kinh tế, xã hội dẫn đến xu hướng định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu theo hướng hình thành và phát triển một số trung tâm tài chính mới, khác biệt với những trung tâm tài chính hiện có, Việt Nam hội tụ nhiều cơ hội trở thành trung tâm tài chính mới ở châu Á.

838 Chất lượng thể chế, hội nhập kinh tế và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam / Nguyễn Trần Xuân Linh, Nguyễn Bảo Duy, Quách Mỹ Hương, Trần Thị Nhật Linh, Nguyễn Thuận Gia Nghi, Nguyễn Ngọc Yến Nhi // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 22-24 .- 330

Bài viết này nghiên cứu về thước đo chất lượng thể chế cấp tỉnh tại Việt Nam nhằm đánh giá sự tác động, phản ánh mối quan hệ giữa chất lượng thể chế, mức độ hội nhập kinh tế của 63 tỉnh, thành phố đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Thông qua phương pháp hồi quy bội theo cách tiếp cận Bayes và lấy mẫu Gibbs, nghiên cứu sử dụng các biến chính nghiên cứu bao gồm: Chất lượng thể chế, Độ mở nền kinh tế, Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng 2 biến kiểm soát gồm: Đầu tư tư nhân và Đầu tư công. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 biến chính tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam trong thời gian tới.

839 Thực trạng và giải pháp quản lý nhà nước về kinh tế biển / Nguyễn Thị Thanh // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 25-27 .- 340

Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế biển với lợi thế về địa chính trị, địa kinh tế khi nằm trên bờ Biển Đông, nơi tuyến hàng hải sôi động của thế giới chạy qua, có biển, vùng bờ biển và hải đảo phong phú tài nguyên. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý nhà nước về kinh tế biển, thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế biển. Bài viết nhận diện những vấn đề còn hạn chế trong quản lý nhà nước về kinh tế biển, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế biển ở Việt Nam.

840 Phát triển ngành hàng hải Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế / Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Thị Thùy Linh // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 28-31 .- 327

Quán triệt đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước, hợp tác quốc tế của ngành Hàng hải Việt Nam thời gian qua không ngừng được mở rộng, uy tín quốc tế từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này chưa theo kịp được các nước tiên tiến, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trong quá trình hội nhập quốc tế. Bài viết nghiên cứu đánh giá thực trạng về ngành Hàng hải Việt Nam, qua đó đề xuất định hướng phù hợp với các quy định quốc tế và tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp, nâng cao vai trò và tiếng nói của Việt Nam trên trường quốc tế, khu vực về hàng hải thời gian tới.