CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
861 Tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài và tố tụng tòa án trong tranh chấp thương mại / Châu Huy Quang // Luật học .- 2022 .- Số 7 .- Tr.23-36 .- 346.5970702632

Cơ chế “tài trợ của bên thứ ba” (third party funding/TPF) là một trong những cơ chế tài chính pháp lý nhận được sự quan tâm từ cộng đồng luật và trọng tài quốc tế. TPF được thiết kế nhằm cho phép một bên thứ ba - không phải bên liên quan trực tiếp trong vụ kiện (tại tòa án hoặc trọng tài) - tham gia cấp tài chính cho một bên nguyên đơn hoặc bị đơn vốn không có đủ nguồn lực theo đuổi vụ kiện của mình. Tuy nhiên, hiện chưa có một cách hiểu thống nhất về cơ chế TPF. Một số học giả xem TPF là một thương vụ đầu tư tài chính, cho vay thương mại, số khác xem TPF như một dạng hợp đồng bảo hiểm tài chính. Hiện nay, định nghĩa về TPF vẫn đang được nghiên cứu phát triển, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn. Bài viết phân tích, làm rõ những khái niệm và cung cấp một số thông tin liên quan đến TPF.

862 Áp dụng pháp luật trong trường hợp chưa có điều kiện áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự / Nguyễn Thị Vân Trang // Luật học .- 2022 .- Số 7 .- Tr.19-22 .- 345

Áp dụng pháp luật trong trường hợp chưa có điều luật áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự là một chế định mới lần đầu tiên được quy định trong pháp luật dân sự và pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Khoản 2 Điều 14 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 (áp dụng tập quán) và Điều 6 (áp dụng tương tự pháp luật) của Bộ luật này được áp dụng. Khoản 2 Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng quy định: Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Bài viết tập trung phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này và một số vướng mắc, hạn chế từ thực tiễn áp dụng.

863 Những vướng mắc từ thực tiễn thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ / Ngô Văn Hiệp // Luật học .- 2022 .- Số 7 .- Tr.47-52 .- 346.597048

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT), quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Qua hơn 16 năm thực hiện(1), Luật SHTT đã phát huy hiệu quả to lớn trong thực tiễn, tạo hành lang pháp lý hữu hiệu trong việc xác lập, bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tuy nhiên, quá trình thực thi Luật SHTT thời gian qua cũng cho thấy một số quy định của Luật đang bộc lộ những hạn chế, bất cập so với yêu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng về công nghiệp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nên việc tăng cường bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Do vậy, việc chỉ ra các hạn chế trong quá trình thực hiện, từ đó sửa đổi, bổ sung Luật SHTT là đòi hỏi cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

864 Cần hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại / Nguyễn Thanh Hà // Luật học .- 2022 .- Số 7 .- Tr.53-54 .- 346.59707

Hoạt động thương mại luôn tồn tại hoặc phát sinh những tranh chấp như một tất yếu khách quan. Những quan hệ thương mại càng đa dạng và phức tạp thì khả năng phát sinh tranh chấp càng lớn. Trong hoạt động thương mại, khi phát sinh tranh chấp đòi hỏi phải được giải quyết một cách minh bạch và hiệu quả; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể, góp phần ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.

865 Sự cần thiết chuyển đổi mô hình quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay sang mô hình quản trị quốc gia tốt / Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Thị Thanh Thảo // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 16(464) .- Tr.3-11 .- 342.59706

Một trong những xu hướng phổ biến trong tổ chức và hoạt động của nhà nước đương đại là chuyển dịch từ mô hình quản lý sáng quản trị. Tại Việt Nam, quá trình này cũng đã được manh nha trong những năm gần đây, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích sự cần thiết của việc chuyển đổi từ quản lý nhà nước sang quản trị quốc gia tại Việt Nam, cũng như những khó khăn và thách thức của quá trình này.

866 Tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực đối với thương mại điện tử Việt Nam / Nguyễn Minh Trang // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 16(464) .- Tr.11-18 .- 346.5970702632

Thương mại điện tử là một lĩnh vực quan trọng được các bên thỏa thuận danh nhiều ưu đãi trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Trong bài viết này, tác giả phân tích những qui định về thương mại điện tử trong RCEP; đánh giá tác động của RCEP đến thương mại điện tử của Việt Nam; và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật để vừa phát triển thương mại điện tử theo qui định của RCEP, vừa bảo vệ được các doanh nghiệp trong các nước trước bối cảnh mở cửa cho các đối tác nước ngoài.

867 Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai thông qua chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất / Huỳnh Thị Kim Thoa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 16(464) .- Tr.18-26 .- 346.597 043

Trong bài viết này, tác giả trình bày khái niệm, vai trò của khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai thông qua chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất; đồng thời, phân tích những bất cập trong qui định của pháp luật hiện hành dẫn đến thực trạng nguồn tài chính này chưa được khai thác hiệu quả; từ đó đề xuất một số kiến nghị.

868 Xác định chủ thể của hợp đồng tín dụng trong quá trình giải quyết tranh tại toà án / Phan Trung Hiền, Lê Văn Cư // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- 16(464) .- Tr.27-34 .- 346.597 073

Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các tổ chức tín dụng ( bên cho vay) với pháp nhân, cá nhân(bên vay) có đủ những điều kiện do luật định. Thông qua việc phân tích những bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp tại Tòa án liên quan đến chủ thể trong hợp đồng tín dụng, các tác giả kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện các qui định của pháp luật về Xác định chủ thể trong hợp đồng tín dụng của Việt Nam.

869 Bất cập trong qui định của pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa / Bùi Khắc Tuấn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 16(464) .- Tr.35-39 .- 346.066

Bài viết này, tác giả trình bày các quy định chung của pháp luật về bảo lãnh và bảo lãnh ngân hàng; phân tích những bất cập của Nghị định số 34/2018/NĐ-CP và kiến nghị hoàn thiện.

870 Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính / Đặng Thị Thu Trang // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 16(464) .- Tr.40-48 .- 342.59706

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về một số điểm mới về các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính nhằm tăng cường bảo đảm các quyền của con người chưa thành niên, giúp họ có được môi trường cải tạo, giáo dục lành mạnh, nhân ái hơn. Trong bài viết này, tác giả phân tích các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính, nêu lên một số bất cập và đề xuất hướng hoàn thiện