CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
18681 Phát huy vai trò của luật dân sự trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự / Lê Minh Đức // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 17 .- Tr. 53-57 .- 345

Trong hoạt động tố tụng hình sự, luật sư đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần tìm ra sự thật khách quan của vụ án, tránh oan, sai, công lý được thực thi đúng pháp luật; quyền con người được bảo đảm. Vai trò của luật sư được thể hiện trong các giai đoạn tố tụng hình sự, nhưng ở giai đoạn xét xử, vai trò của luật sư được thể hiện rõ nét và toàn diện nhất. Tuy nhiên hiện nay, sự tham gia của luật sư trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nên cần thực hiện những giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục vấn đề này.

18682 Hoàn thiện pháp luật về quan hệ kiểm soát quyền lực nhà nước giữa quốc hội và chính phủ / Lê Minh Thông // .- 2019 .- Số 19 .- Tr. 3-12 .- 340

Hiện nay ở nước ta kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung, kiểm soát việc thực hiện quyền lực giữa Quốc hội và Chính phủ nói riêng đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Trên tinh thần của cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 2013, nhiều chủ trương giải pháp về kiểm soát quyền lực đang được triển khai và đạt được kết quả tích cực. Bên cạnh đó, việc kiểm soát quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực giữa Quốc hội và Chính phủ vẫn còn những hạn chế, bất cập cần được khắc phục kịp thời.

18683 Trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia gây thiệt hạ khi khai thác tài nguyên xuyên quốc gia / Lê Minh Nhựt, Phùng Hồng Thanh // .- 2020 .- Số 19 .- Tr. 20-28 .- 340

Tài nguyên xuyên biên giới như nguồn nước quốc tế, môi trường không khí là những loại dùng chung giữa các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia láng giềng. Pháp luật quốc tế đòi hỏi các quốc gia phải có trách nhiệm không gây thiệt hại khi khai thác, sử dụng những loại tài nguyên này. Tuy nhiên trên thực tế có những quốc gia vẫn thực hiện những hành vi gây hại cho môi trường của quốc gia khác. Vậy việc truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế của những quốc gia này sẽ được thực hiện như thế nào khi luật quốc tế chưa có những điều ước quy định về trách nhiệm pháp lý quốc tế, mà thường giải quyết thông qua những tập quán quốc tế, phán quyết trước đó của những cơ quan tài phán quốc tế? Thông qua những vụ việc đã được giải quyết, phân tích về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của quốc gia khi thực hiện những hành vi gây ô nhiễm không khí xuyên biên giới hay gây thiệt hại cho nguồn nước quốc tế.

18684 Một số bất cập trong quy định về hoạt động thanh tra lại và kiến nghị hoàn thiện / Nguyễn Phương Nam, Võ Nguyễn Nam Trung // .- 2019 .- Số 19 .- Tr. 35-40 .- 340

Các quy định điều chỉnh đối với hoạt động thanh tra lại hiện nay đang tồn tại một số điểm bất cập trên cả phương diện lý luận, thẩm quyền và thời hiệu tiến hành, đã làm ảnh hưởng đáng kể đến kết quả thanh tra. Về lý luận, không xác định được thanh tra thuộc loại hình nào của thanh tra nhà nước. Về thẩm quyền việc thanh tra lại chưa bao phủ đối với tất cả các kết quả thanh tra. Bên cạnh đó, pháp luật thanh tra chưa có quy định đầy đủ cho quy trình tiến hành một cuộc thanh tra lại. Do đó, cần phải nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của pháp luật thanh tra, đặc biệt là Luật Thanh tra về những vấn đề này.

18685 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của bộ đội biên phòng / Phạm Thị Thanh Huế // .- 2019 .- Số 19 .- Tr. 48-54 .- 342

Bộ đội Biên phòng là một trong 14 nhóm chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Để đảm bảo hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống các vi phạm hành chính, đòi hỏi phải có cơ sở pháp lý đầy đủ, rõ ràng. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của bộ đội biên phòng còn một số hạn chế, bất cập cần được hoàn thiện.

18686 Ủy thác thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự / Thái Chí Bình // .- 2019 .- Số 19 .- Tr. 55-59 .- 346

Ủy thác thu thập chứng cứ có vai trò vô cùng quan trọng, giúp tòa án ủy thác có được tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án mà hoạt động thu thập phải thực hiện bên ngoài phạm vi lãnh thổ của tòa án ủy thác thông qua tòa án, cơ quan có thẩm quyền được ủy thác. Do quy đinh của pháp luật tố tụng dân sự về ủy thác thu thập chứng cứ còn những vướng mắc, bất cập, chưa có chế tài đối với tòa án được ủy thác do không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ yêu cầu ủy thác làm ảnh hưởng đến việc thu thập chứng cứ trên thực tế, làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về ủy thác thu thập chứng cứ, xác định vướng mắc, bất cập qua thực tiễn áp dụng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chế định này trong thực tiễn.

18687 Hợp tác quốc tế trong phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm: thực trạng và kiến nghị / Nguyễn Thị Phương Hoa // .- 2019 .- Số 20 .- Tr. 16-21 .- 345

Phân tích thực trạng hợp tác quốc tế trong phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm ở các khía cạnh: mục đích của sự hợp tác, cơ sở pháp lý của sự hợp tác, nội dung hợp tác. Đồng thời bài viết đưa ra một số kiến nghị về việc tiếp tục đổi mới hợp tác quốc tế trong phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm để ngăn ngừa và trấn áp tội phạm hiệu quả hơn.

18688 Trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng luật ở nước ta - thực trạng và kiến nghị / Bùi Thu Hằng // .- 2019 .- Số 20 .- Tr. 22-26 .- 340

Quy trình lập pháp là một quy trình phức tạp với nhiều giai đoạn khác nhau, có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Bên cạnh quy trình lập pháp thông thường, nhiều quốc gia thừa nhận quy trình lập pháp trong trường hợp đặc biệt. Có nhiều cách gọi khác nhau đối với quy trình ban hành luật trong trường hợp đặc biệt như: quy trình lập pháp nhanh, ban hành luật trong trường hợp khẩn cấp, quy trình rút gọn trong xây dựng luật. Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng pháp luật, bài viết đi sâu phân tích những bất cập và hạn chế trong việc áp dụng trịnh tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng luật hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định này.

18689 Đảm bảo quyền văn hóa của người dân tộc thiểu số tại Việt Nam - thực trạng và các kiến nghị / Nguyễn Thị Hồng Yến, Mạc Thị Hoài Thương // .- 2019 .- Số 29 .- Tr. 34-41 .- 341.48

Quyền văn hóa của người dân tộc thiểu số là một trong những quyền chứa đựng nhiều yếu tố đặc thù và phản ánh rõ nhát những yếu tố "riêng biệt" trong các quyền con người của người dân tộc thiểu số. Đảm bảo quyền văn hóa của người dân tộc thiểu số đã được pháp luật quốc tế và Việt Nam ghi nhận. Để thực hiện tốt hơn việc đảm bảo các quyền này, cần tăng cường hơn nữa vai trò của các cơ quan nhà nước.

18690 Những vấn đề cần được làm rõ khi áp dụng các quy định của bộ luật dân sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm thực hiện nghĩa vụ / Nguyễn Ngọc Điện, Đỗ Thị Bông // .- 2019 .- Số 20 .- Tr. 42-48 .- 346

Bộ luật Dân sự năm 2015 bao hàm những quy định khá đầy đủ về chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hướng tập trung tháo gỡ những vướng mắc được ghi nhận từ thực tiễn. Tuy nhiên để bảo đảm cho các quy định trong bộ luật dân sự năm 2015 về chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được áp dụng trên thực tiễn, đòi hỏi bộ luật dân sự năm 2015 cần được cụ thể hóa bằng một văn bản hướng dẫn thi hành.