CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
17691 Tăng cường vai trò thực hiện an ninh xã hội của doanh nghiệp Việt Nam / Hà Thị Hồng, Nguyễn Hoàng Nam // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- 712 .- Tr.74– 76 .- 658

Trách nhiệm xã hội là một trong những yêu cầu quan trọng đối với doanh nghiệp nếu thực sự muốn phát triển vươn xa hội nhập với nền kinh tế thế giới. Ở Việt Nam hiện nay, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ( trong đó có vấn đề an sinh xã hội) còn tương đối khó khăn, sự hiểu biết của doanh nghiệp còn chưa đầy đủ, doanh nghiệp chỉ hiểu đơn thuần thực hiện trách nhiệm xã hội là việc làm từ thiện ... Qua nghiên cứu thực tiễn, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa vai trò thực hiện an sinh xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới.

17692 Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại PVCOMBANK - Chi nhánh An Giang / Tô Thiện Hiền // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- 712 .- Tr.69 – 73 .- 332.04

Bài viết hệ thống hóa các hoạt động cho vay trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cùng với việc khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh, thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng THương mại Cổ phần Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) - Chi nhánh An Giang trong giai đoạn 2016 - 2018. Từ đó, một số giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, cho vay của PVcomBank - Chi nhánh An Giang từ nay đến năm 2023 nhằm góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương và đất nước.

17693 Cho vay ngang hàng tại Việt Nam và một số vấn đề đặt ra / Nguyễn Ngọc Chánh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- 712 .- Tr.65– 68 .- 332.04

Bên cạnh các hình thức hỗ trợ tài chính truyền thống từ các ngân hàng hay của các tổ chức tài chính dành cho cá nhân và doanh nghiệp, hiện nay, một mô hình với cách thức đầu tư mới đã được hình thành và hoạt động khá hiệu quả trên thế giới là mô hình kết nối đầu tư ngang hàng, còn gọi là cho vay ngân hàng. Nghiên cứu này khái quát việc hình thành và phát triển hoạt động cho vay ngang hàng hiện nay, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường cho vay ngang hàng tại Việt Nam.

17694 Chính sách xây dựng đô thị thông minh và thực trạng phát triển tại Việt Nam / Nguyễn Thị Việt Nga // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- 712 .- Tr.61– 64 .- 332.024

Với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ, dự kiến đến năm 2050, khoảng 2/3 dân số toàn cầu sẽ sống tại các đô thị, từ đó tạo ra nhiều thách thức cho các thành phố lớn về các vấn đề giao thông, y tế, ô nhiễm môi trường ... Để giải bài toán này, các nhà hoạch định chính sách cần có tầm nhìn và chiến lược để xây dựng đô thị thông minh trong tương lai. Đáp ứng nhu cầu phát triển, bài viết khái quát những vấn đề cần thiết đặt ra đối với việc xây dựng đô thị thông minh và thực tiễn xây dựng đô thị thông minh tại Việt Nam, từ đó gợi mở một số nội dung phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam thời gian tới.

17695 Quy định về doanh nghiệp nhà nước trong CPTPP và thách thức đặt ra đối với Việt Nam / Nguyễn Ngọc Hà // Luật học .- 2020 .- Số 1 .- Tr. 28 – 40 .- 340

Chương 17 Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương về doanh nghiệp nhà nước chứa đựng một số quy định mới vượt lên trên khuôn khổ pháp lý quốc tế truyền thống điều chỉnh hoạt động của nhóm doanh nghiệp này. Dù có thuận lợi khi thực thi các quy định này nhờ vào các ngoại lệ và sự tương thích của hệ thống pháp luật Việt Nam với phần lớn các cam kết, Việt Nam vẫn phải đối mặt với một số thách thức. Bài viết phân tích các điểm mới của CPTPP về doanh nghiệp nhà nước và tập trung làm rõ các thách thức đối với Việt Nam ở ba gó độ chính: Sự tương thích của pháp luật Việt Nam với CPTPP; lựa chọn phương pháp thực thi các quy định của CPTPP và thực tiễn thi hành một số nghĩa vụ của Việt Nam.

17696 Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về mua sắm chính phủ theo quy định của CPTPP / Phạm Thanh Hằng, Tào Thị Huệ // Luật học .- 2020 .- Số 1 .- Tr. 41 – 48 .- 340

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/01/2019, đặt ra yêu cầu cấp thiết cho Việt Nam về việc thực thi cam kết về mua sắm điều chỉnh của Hiệp định này. Bài viết phân tích nội dung các quy định về mua sắm chính phủ của CPTPP về mua sắm chính phủ; phân tích sự khác biệt giữa các quy định của Hiệp định với pháp luật đấu thầu hiện hành của Việt Nam; đồng thời đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện Dự thảo Nghị định hướng dẫn riêng đối với các gói thầu thuôck phạm vi điều chỉnh của CPTPP và chỉ áp dụng đối với các nước thành viên.

17697 Tác động của cam kết cắt giảm thuế quan nhập khẩu trong CPTPP đối với Việt Nam / Võ Lê Nam, Hà Thị Phương Trà // Luật học .- 2020 .- Số 1 .- Tr. 63 – 72 .- 340

Trên cơ sở phân tích cam kết cắt giảm về thuế quan nhập khẩu trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, bài viết nhận định rằng, sự ảnh hưởng của việc mở cửa thị trường thương mại hàng hoá trong khuôn khổ CPTPP với kinh tế Việt Nam cũng như khả năng cạnh tranh của một số nhóm hàng sau khi giảm thuế, đặc biệt là các mặt hàng chủ lực, bao gồm: may mặc, nông sản, thuỷ sản, sản phẩm điện, điện tử, khoáng sản và dầu khí là không đáng kể. Tuy vậy, Chính phủ cũng như các doanh nghiệp vẫn gặp phải những thách nhất định khi triển khai CPTPP. Bài viết đưa ra một số đề xuất chính sách để Việt Nam có thể khai thác hiệu quả quy định về thuế quan nhập khẩu của Hiệp định trong thời gian tới.

17698 Tin nhắn điện tử thương mại không mong muốn: Cam kết trong CPTPP, Pháp luật một số quốc gia và bài học cho Việt Nam / Trần Thị Thu Phương // Luật học .- 2020 .- Số 1 .- Tr. 73 – 87 .- 340

Tin nhắn điện tử thương mại không mong muốn có thể hiểu là tin nhắn điện tử nhằm mục đích thương mại được gửi đến người nhận mà không có sự đồng ý của người này. Việc quản lý tin nhắn điện tử thương mại không mong muốn đã được nhiều quốc gia quan tâm và ban hành pháp luật điều chỉnh. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định về tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, thư rác. Khi tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Việt Nam có cam kết về việc kiểm soát tin nhắn điện tử thương mại không mong muốn. Trên cơ sở các cam kết này và tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Australia, NewZeland...bài viết hướng tới mục tiêu nhận diện tin nhắn điện tử thương mại không mong muốn theo cam kết trong CPTPP và phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành để đánh giá sự tương thích, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam theo hướng phù hợp với các cam kết trong CPTPP.

17699 Cam kết của Việt Nam về mua sắm chính phủ trong CPTPP và giải pháp thực thi / Lê Đình Quyết // Luật học .- 2020 .- Số 1 .- Tr. 88 – 96 .- 340

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam trong lĩnh vực mua sắm chính phủ nhưng cũng đặt ra những thách thức lớn trong lĩnh vực này. Khai thác có hiệu quả các cam kết về mua sắm chính phủ đặt ra yêu cầu đối với Chính phủ Việt Nam trong việc nâng cao vai trò quản lý về mua sắm công. Để thực hiện được điều này Việt Nam cần: hoàn thiện môi trường pháp lý trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đấu thầu mua sắm công; đổi mới tổ chức thực hiện quản lí nhà nước về đấu thầu mua sắm công, nâng cao chất lượng về nhân sự trong lĩnh vực quản lí nhà nước về đấu thầu mua sắm công; ban hành chính sách nhằm khuyến khích các nhà thầu trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh.

17700 Kiểm tra tính hợp hiến của văn bản Luật sau khi ban hành theo pháp luật cộng hoà Pháp và kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Võ Linh Giang // Luật học .- 2020 .- Số 3 .- Tr. 3 – 14 .- 340

Bài viết trình bày sơ lược lịch sử ra đời của chế độ kiểm tra tính hợp hiến của văn bản luật sau khi ban hành theo quy định của pháp luật Cộng hoà Pháp; giới thiẹu các quy định và một số án lệ về thủ tục này tại các toà án cũng như tại Hội đồng Bảo hiến; so sánh với quy định của pháp luật Việt Nam về kiểm tra tính hợp hiến của văn bản luật sau khi ban hành; đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về trình tự, thủ tục kiểm tra tính hợp hiến của văn bản luật sau khi được ban hành dựa trên kinh nghiệm của Cộng hoà Pháp.