CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
14891 Tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại LienVietPostbank - Chi nhánh Thái Nguyên / Nguyễn Hương Trà, Nguyễn Thị Hồng Yến // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 742 .- Tr.114 -116 .- 658

Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất so với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại, hoạt động này tuy thu nhiều lợi nhuận nhưng cũng có không ít rủi ro. Để hạn chế và ngăn ngừa rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngoài các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ cho vay thì việc thiết kế quy trình kiểm soát nội bộ và tăng cường hiệu quả sử dụng dành cho hoạt động cho vay sẽ góp phần quan trọng trong việc kiểm soát, giám sát rủi ro tín dụng, đưa hoạt động này phát triển bền vững trong tương lai. Vì vậy, tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, chi nhánh Thái Nguyên là vấn đề cần thiết được đặt ra trong giai đoạn hiện nay .

14892 Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại Vietinbank - chi nhánh Đắk Lắk / Nguyễn Ngọc Kiều Thanh, Phan Thanh Hải // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 742 .- Tr.120 - 123. .- 332.04

Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk (Vietinbank Đắk Lắk) là một trong nhiều ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 1999, đến nay đã có hơn 2.050 khách hàng doanh nghiệp và 6.500 khách hàng cá nhân trực tiếp giao dịch.Thời gian qua, Vietinbank Đắk Lắk đặc biệt chú trọng đến công tác chăm sóc khách hàng và xem đây là công tác ưu tiên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực, thành công thì công tác này vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập cần cải tiến và hoàn thiện trong thời gian tới.

14893 Phát triển dịch vụ Logistics tại Tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2020-2030 / Ngô Xuân Viễn // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 742 .- Tr.124 - 128 .- 658

Quá trình hội nhập quốc tế mang lại cho Việt Nam nói chung, trong đó có Bình Thuận nói riêng nhiều cơ hội và cả những thách thức lớn trong phát triển dịch vụ Logistics nói riêng, phát triển kinh tế nói chung. Vấn đề đặt ra là làm sao để Bình Thuận phát huy được những lợi thế, tranh thủ được những điều kiện thuận lợi vào phát triển các loại dịch vụ logistics, trở thành trung tâm logistics của cả nước. Bài viết nêu lên những thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình phát triển hoạt động logistics tại Bình Thuận, từ đó đề xuất giải pháp để phát triển ngành du lịch này, góp phần phát triển kinh tế tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2020-2030.

14894 Xây dựng mô hình nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường giá cổ phiếu của công ty bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) / Nguyễn Thị Đào // .- 2020 .- Số 579 .- Tr. 106-108 .- 658

Nghiên cứu rõ hơn về biến động của giá cổ phiếu sẽ giúp cải thiện được hiệu quả hoạt động của thị trường vốn, và từ đó giúp cải thiện hiệu quả hoạt động trong việc huy động vốn trên thị trường vốn của các doanh nghiệp. Đồng thời cũng giúp các nhà đầu tư cũng như Chính phủ đưa ra quyết định phù hợp trên thị trường chứng khoán.

14895 Kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định / Lê Thị Thuý // .- 2020 .- Số 579 .- Tr. 101-102 .- 657

Bàn về thực trạng kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy và hoàn thiện công tác kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp.

14896 Sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về tài sản cố định / Nguyễn Thị Thu Hồng // .- 2020 .- Số 579 .- Tr. 103-105 .- 657

Tác giả phân tích về những khác biệt của các Chuẩn mực kế toán quốc tế và Chuẩn mực kế toán Việt Nam về tài sản cố định. Qua đó lý giải và định hướng nhằm giúp giảm bớt những điểm khác biệt, đảm bảo phù hợp hơn với qía trình hội nhập kinh tế, quốc tế của Việt Nam.

14897 Thực trạng tổ chức kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng tại Việt Nam / Nguyễn Thị Thảo, Giang Thị Trang // .- 2020 .- Số 579 .- Tr. 85-87 .- 657

Bài viết bàn luận về thực trạng tổ chức công tác kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất xi mặng tại Việt Nam.

14898 Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / PGS.TS. Đoàn Hương Quỳnh, ThS. Lê Thị Mai Liên // Tài chính .- 2021 .- Số 744+745 .- Tr. 31-34 .- 330

Đại dịch Covid-19 đã tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội toàn cầu, trong đó, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Trước bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã kịp thời ban hành nhiều chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhằm giảm bớt khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á và là số ít các nước trên thế giới đạt tăng trưởng dương trong năm 2020.

14899 Định hướng phát triển thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn 2021-2030 / Vũ Nhữ Thăng // Tài chính .- 2021 .- Số 746+747 .- Tr. 34-37 .- 332.024

Thị trường tài chính Việt Nam được đánh giá là vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, chưa hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế và còn tiềm ẩn một số rủi ro, hạn chế cần sớm có định hướng giải quyết. Phân tích những tồn tại còn hạn chế, bài viết gợi ý một số định hướng phát triển thị trường tài chính Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030.

14900 Định hướng quản lý, điều hành giá cả thị trường giai đoạn 2021-2025 / TS. Nguyễn Anh Tuấn // Tài chính .- 2021 .- Số 744+745 .- Tr. 43-46 .- 332.4

Công tác quản lý, điều hành giá trong năm 2020, cũng như trong giai đoạn 2016-2020 có thể thấy, chỉ số giá tiêu dùng ở mức thấp, ổn định qua các năm là một trong các yếu tố thuận lợi cho việc hoạch định các chính sách vĩ mô của Chính phủ. Bộ tài chính tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương theo dõi diễn biến cung - cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu, nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu dùng cao vào dịp cuối năm; tiếp tục điều hành chính sách tài khoá chủ động, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.