CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Trở về

Tác động của thể chế đến hiệu ứng lan tỏa từ doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nhà nước đến năng suất lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Nhâm, Lê Thị Hồng Thúy
Số trang: Tr. 44-50
Tên tạp chí: Nghiên cứu Tài chính Kế toán
Số phát hành: Số 237
Kiểu tài liệu: Tạp chí trong nước
Nơi lưu trữ: 209 Phan Thanh
Mã phân loại: 658
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Từ khóa: Thể chế, DNNVV, tác động lan tỏa, cách mạng công nghiệp 4.0
Tóm tắt:

Thể chế có vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Môi trường thể chế tốt hỗ trợ thị trường hoạt động tốt, giảm bớt chi phí giao dịch hợp đồng, các doanh nghiệp sẽ được tạo điều kiện tối đa để sản xuất và phát triển. Công cuộc cải cách thể chế đã được triển khai theo định hướng của Chính phủ theo hướng tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro thương mại, môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, mở ra nhiều cơ hội mới cho DNNVV. Loại hình doanh nghiệp khác nhau chịu tác động khác nhau của thể chế. Đồng thời, doanh nghiệp FDI (DNFDI) và doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nhận được nhiều ưu đãi của Chính phủ hơn, cũng là những khu vực doanh nghiệp có lợi thế về vốn và tiến bộ công nghệ. Nên DNFDI và DNNN còn gây tác động lan tỏa đến doanh nghiệp tư nhân. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nếu các doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội sẽ tạo sự bứt phá lớn trong tiến trình phát triển cũng như hưởng lợi lan tỏa nhiều hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thể chế thúc đẩy năng suất lao động của DNNVV, tác động đó được thúc đẩy bởi hiệu ứng lan tỏa hầu hết các kênh lan tỏa từ DNFDI và DNNN (trừ lan tỏa ngược chiều từ DNNN). Đồng thời, doanh nghiệp chú trọng phát triển công nghệ, thực hiện đổi mới sáng tạo càng nhận được nhiều tác động tích cực từ cải thiện thể chế.

Tạp chí liên quan