CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tăng trưởng kinh tế
51 Tác động bất cân xứng của tự do hoá tài chính đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam / Lê Thị Thuý Hằng // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 5-26 .- 332.1
Bài viết này nghiên cứu tác động của tự do hóa tài chính đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian trong giai đoạn từ quý 1 năm 2000 đến quý 1 năm 2020. Mô hình NARDL được sử dụng để xem xét tác động bất cân xứng của các biến tăng trưởng cung tiền mở rộng, lãi suất cho vay và tỷ giá USD/VND đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra tác động cân bằng ngắn hạn và dài hạn chung giữa tự do hóa tài chính và tăng trưởng kinh tế. Tác động của tự do hóa tài chính đối với tăng trưởng kinh tế ghi nhận những hiệu ứng tích cực và những hiệu ứng tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế. Các khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam bao gồm tự do hóa tài chính theo lộ trình và chú trọng đến các chính sách điều hành thị trường tài chính được đề xuất.
52 Ảnh hưởng của yếu tố địa lý đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh thành Việt Nam / Nguyễn Khắc Hiếu, Trần Thị Thu Hà // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 65-81 .- 658
Nghiên cứu này phân tích tác động của các yếu tố địa lý đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh thành Việt Nam. Phương pháp hồi quy tác động cố định (FEM) và phương pháp moment tổng quát (GMM) được sử dụng với dữ liệu bảng của 63 tỉnh thành Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố địa lý có ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam. Cụ thể, yếu tố sông ngòi và nhiệt độ trung bình có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam. Ngược lại, sự biến động của nhiệt độ, sự biến động của lượng mưa, giá trị trung bình của lượng mưa, khoảng cách đến cảng biển gần nhất có tác động tiêu cực đến thu nhập bình quân đầu người. Từ kết quả nghiên cứu, một số hàm ý chính sách được đề xuất nhằm phân bổ nguồn lực đầu tư hợp lý từ đó có thể tận dụng được các yếu tố địa lợi vào phát triển kinh tế vùng một cách hiệu quả.
53 Cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng tại Việt Nam trong bối cảnh mới / Trần Thị Hồng Minh // Tài chính Kỳ 1+2 .- 2022 .- Số 768+769 .- Tr. 32-36 .- 330
Cơ cấu lại kinh tế giúp phân bổ lại nguồn lực cho phát triển trên phạm vi quốc gia nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cơ cấu lại nền kinh tế là một nội dung lớn, quan trọng và cấp bách đối với Việt Nam hiện nay, nhất là khi Việt Nam đang nỗ lực đổi mới mô hình tăng trưởng để phát triển nhanh, bền vững trong bối cảnh thế giới và trong nước thay đổi sâu sắc sau dịch bệnh COVID-19.
54 Tác động của chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á / Huỳnh Thị Tuyết Ngân, Nguyễn Ngọc Tân, Phạm Hải Nam // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 9 .- Tr. 63-83 .- 658
Trong thập kỷ vừa qua, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số đang thay đổi cách chính phủ, doanh nghiệp và người dân tại các quốc gia trên thế giới tương tác với nhau. Nhiều bằng chứng cho thấy chuyển đổi số ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng và phát triển. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh tế cũng như tìm câu trả lời cho hiện tượng “đi tắt đón đầu” của các quốc gia đang phát triển và mới nổi. Bằng phương pháp ước lượng SGMM với dữ liệu 30 quốc gia châu Á trong giai đoạn 2004–2019, kết quả nghiên cứu cho thấy chuyển đổi số có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các quốc gia đang phát triển và mới nổi khó có thể tận dụng lợi thế chuyển đổi số để “đi tắt đón đầu” trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
55 Cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng tại Việt Nam trong bối cảnh mới / Trần Thị Hồng Minh // Tài chính Kỳ 1+2 .- 2022 .- Số 768+769 .- Tr. 32-36 .- 330
Cơ cấu lại kinh tế giúp phân bổ lại nguồn lực cho phát triển trên phạm vi quốc gia nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cơ cấu lại nền kinh tế là một nội dung lớn, quan trọng và cấp bách đối với Việt Nam hiện nay, nhất là khi Việt Nam đang nỗ lực đổi mới mô hình tăng trưởng để phát triển nhanh, bền vững trong bối cảnh thế giới và trong nước thay đổi sâu sắc sau dịch bệnh COVID-19.
56 Tạo đà tăng trưởng kinh tế từ vốn đầu tư công / Nguyễn Văn Tùng // .- 2022 .- Số 768+769 .- Tr. 60-63 .- 330
Trong bối cảnh đại địch COVID-19, đầu tư công được xác định là nguồn vốn “mồi” để thúc đẩy, kích thích nhiều nguồn vốn khác, tạo động lực cho tăng trưởng nền kinh tế. Bám sát kế hoạch được giao, năm 2021, các bộ, ngành, địa phương đã nhanh chóng vào cuộc, phân bổ vốn cho các dự án. Năm 2021, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 423,6 nghìn tỷ đồng, bằng 84,3% kế hoạch năm. Kết quả này góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Việt Nam hiện là một trong số rất ít quốc gia duy trì được mức tăng trưởng dương và xếp trong nhóm những nước tăng trưởng cao trên thế giới.
57 Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2021 và khuyến nghị chính sách năm 2022 / Tô Trung Thành // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 295 .- Tr. 2-13 .- 330
Làn sóng lây nhiễm lần thứ 4 của đại dịch COVID-19 trong năm 2021 đã khiến nền kinh tế gặp thách thức vô cùng to lớn. Tăng trưởng kinh tế cả năm chỉ đạt mức 2,58%, thấp nhất trong vòng hai thập kỷ gần đây, nguyên nhân do tốc độ tăng đầu tư công và chi tiêu suy giảm, các ngành dịch vụ giảm sâu do giãn cách xã hội. Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do đứt gẫy chuỗi cung ứng và nguồn cung lao động, chi phí sản xuất tăng cao. Tuy nhiên, một số điểm sáng ghi nhận như lạm phát thấp, tỷ giá ổn định và cân đối vĩ mô đảm bảo. Trong năm 2022, quan điểm chính sách cần “sống chung với COVID-19”, mở rộng thêm hỗ trợ tài khóa để hồi phục nền kinh tế và tiết giảm chính sách tiền tệ trước các rủi ro lạm phát.
58 Kiểm định mối quan hệ giữa lượng phát thải C02, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế : nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam/ / Trần Mai Trang // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 522 .- Tr. 28 - 38 .- 330
Bài viết nghiên cứu mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng trưởng kinh tế và lượng phát thải CO2 tại Việt Nam trong các năm từ 1990 đến 2019. Bài viết sử dụng mô hình VAR và phân rã phương sai nhằm kiểm định tác động giữa các biến.
59 Kiểm soát thâm hụt ngân sách nhà nước cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam / Phạm Quỳnh Ma // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 219 .- Tr. 11 - 15 .- 330
Bài viết chỉ ra các biện pháp kiểm soát thâm hụt ngân sách nhà nước như vay nước ngoài, tăng thu trong nước, cơ cấu lại chi ngân sách một cách hợp lý đã giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Đồng thời, những hạn chế về nợ công, về quản lý thu chi ngân sách nhà nước cũng đã được phân tích và từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục.
60 Tác động của phát triển tài chính, nợ công và vốn nhân lực lên tăng trưởng kinh tế - bằng chứng thực nghiệm tại các nước Châu Á / Nguyễn Văn Chiến // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 08 .- Tr. 67-78 .- 330
Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá tác động của phát triển tài chính, nợ công và chất lượng nguồn nhân lực lên tăng trưởng kinh tế. Sử dụng dữ liệu bảng tại 14 quốc gia ở Châu Á giai đoạn năm 1991 đến năm 2016, phương pháp bình phương tối thiểu khả thi. Nghiên cứu cũng cho rằng, với điều kiện về phát triển tài chính, nợ công và vốn nhân lực, các nước thu thập cao và thu thập trung bình cao có tăng trưởng cao hơn các nước thu nhập trung bình thấp.