CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngôn ngữ

  • Duyệt theo:
1 Nghiên cứu cấu trúc thể loại diễn ngôn của phần mở đầu trong luận văn thạc sỹ kinh tê tại Việt Nam / Lương Thị Minh Phương // .- 2024 .- Số 353 - Tháng 5 .- Tr. 62-71 .- 400

Nghiên cứu về cấu trúc thể loại của phần mở đầu trong luận văn thạc sĩ ngành Kinh tế tại Việt Nam cũng như các phương pháp tiếp cận dựa trên thể loại nhằm xác định các bước (moves) và động tác (steps) tu từ được sủ dụng. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học như luận văn, luận án và hướng tới mục tiêu cao hơn là có các công bố quốc tế có chất lượng cao.

2 Đặc điểm ngôn ngữ và hình ảnh trong báo cáo thường niên của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Ngân hàng tại Việt Nam / Lê Thị Phương Mai // .- 2024 .- Số 353 - Tháng 5 .- Tr. 53-61 .- 400

Báo cáo thường niên ngày càng có vai trò to lớn trong việc truyền tải thông điệp về văn hóa doanh nghiệp và có tính thuyết phục ngày càng cao, trở thành một kênh giao tiếp hấp dẫn và khách quan đối với những đối tượng liên quan như khách hàng, đối tác, nhân viên hay cổ đông. Do đó, nghiên cứu này nhằm làm rõ hơn việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để xây dựng hình ảnh doanh nghiệp thông qua các diễn ngôn về tài chính và phát triển bền vững – cũng như là những nội dung quan trọng trong báo cáo thường niên.

3 Tính di động của ngôn ngữ: góc nhìn từ ngôn ngữ học xã hội (nghiên cứu trường hợp một số biến thể phương ngữ trong tiếng Việt hiện nay) / Trần Thị Hồng Hạnh // .- 2024 .- Số 1 (399) .- Tr. 15-25 .- 400

Giới thiệu về tính di động ngôn ngữ và soi chiếu vào hiện tượng từ ngữ địa phương xuất hiện trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Bài viết này lựa chọn giới thiệu về “tính di động” và nêu ra một số thảo luận bước đầu về sự dịch chuyển của một số biến thể phương ngữ để góp phần làm rõ “tính di động”, một số khía cạnh “siêu đa dạng” của cảnh huống ngôn ngữ ở Việt Nam trong vài thập niên trở lại đây.

4 Giảng dạy kĩ năng viết cho sinh viên Đại học ngành Ngôn ngữ Anh: Phương pháp giảng dạy và quan điểm từ phía giảng viên / Đặng Nguyên Giang, Lê Viên Lan Hương // .- 2024 .- Số 351 - Tháng 3 .- Tr. 37-44 .- 400

Trình bày phương pháp giảng dạy và quan điểm từ phía giảng viên về kĩ năng viết cho sinh viên Đại học ngành Ngôn ngữ Anh. Kĩ năng viết tiếng Anh được coi là nhiệm vụ đầy thách thức đối với người học nói chung và sinh viên Đại học ngành Ngôn ngữ Anh nói riêng.

5 Sự giống và khác nhau giữa câu điều kiện tiếng Đức và tiếng Việt / Nguyễn Ngọc Lan // .- 2024 .- Số 351 - Tháng 3 .- Tr. 70-77 .- 400

Nghiên cứu và làm rõ những đặc điểm của câu điều kiện trong quan điểm của Đức ngữ học và Việt ngữ học, đồng thời tìm ra điểm giống và khác nhau của loại câu này ở hai ngôn ngữ tiếng Đức và tiếng Việt.

6 Nhận thức của sinh viên Đại học và Giảng viên về việc sử dụng ChatGPT để cải thiện kĩ năng viết học thuật / Nguyễn Ngọc Mai // .- 2024 .- Số 352 - Tháng 4 .- Tr. 94-101 .- 400

Khảo sát nhận thức về việc sử dụng chatGPT để nâng cao kĩ năng viết học thuật tại trường Đại học. Đồng thời chỉ ra những thách thức khi sử dụng ChatGPT, và đề xuất các giải pháp để người dạy và người học có thể tối ưu lợi ích của mô hình.

7 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận / Phạm Thị Hương Quỳnh // .- 2023 .- Số 348 - Tháng 12 .- Tr. 94-97 .- 400

Tập trung phân tích làm rõ các khái niệm quan trọng như ngôn ngữ, văn hóa, ngôn ngữ học tri nhận, chỉ ra mối quan hệ hai chiều giữa ngôn ngữ và văn hóa trong đó con người luôn ở vị trí trung tâm qua một số ví dụ trong ca dao.

8 Truyện ngắn Chữ người tử tù từ góc nhìn của lí thuyết thế giới Ngôn từ / Hồ Văn Hải, Trần Thị Nhật // .- 2023 .- Số 11 (397) .- Tr. 20-32 .- 400

Phân tích những nội dung cơ bản của Lí thuyết Thế giới ngôn từ. Phân tích kết cấu Thế giới ngôn từ của tác phẩm Chử người tử tù. Tiếp cận truyện ngắn Chữ người tử tù từ lý thuyết thế giới Ngôn từ giúp cho người nghiên cứu và thưởng thức tác phẩm văn chương thấy được cách thức mà nhà văn Nguyễn Tuân sáng tạo nên tác phẩm.

9 Các nhân tố quan yếu của nhận thức xã hội và bản chất xã hội của ngôn ngữ / Nguyễn Văn Độ // .- 2024 .- Số 349 - Tháng 1 .- Tr. 5-18 .- 400

Giới thiệu các nhân tố cơ bản liên quan đến nhận thức xã hội ở loài linh trưởng không phải người và ở người. Trước hết quan trọng nhất, là các tế bào thần kinh gương soi, tiếp theo là sự mô phỏng hiện thân, sự trải nghiệm hiện thân và cuối cùng nhưng không phải là ít giá trị nhất là, sự trải nghiệm xã hội của hành động cơ thể đã tạo nền tảng và phát triển sự nhận thức xã hội và bản chất xã hội của ngôn ngữ.

10 Đặc điểm ngôn ngữ hội thoại trong tác phẩm “giã từ vũ khí” của Ernest Hemingway / Hán Thị Bích Ngọc // .- 2024 .- Số 349 - Tháng 1 .- Tr. 114-118. .- 400

Phân tích và xem xét các ẩn dụ tri nhận về “áng mây” trong các bài thơ tiếng Anh và tiếng Việt theo lí thuyết về ẩn dụ tri nhận của Lakoff và Johnson. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích đối chiếu ẩn dụ để tìm hiểu những điểm giống và khác nhau trong ẩn dụ tri nhận về hình ảnh “áng mây” trong hai ngôn ngữ.