CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kinh tế Vĩ mô
21 Độ vững mạnh của nền tảng kinh tế vĩ mô tại Việt Nam / Lý Đại Hùng // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 22-39 .- 330
Bài viết này đánh giá sự vững mạnh của nền tảng kinh tế vĩ mô tại Việt Nam, bằng phương pháp vector tự hồi quy cấu trúc với hệ số thay đổi theo thời gian (TVC-BSVAR), dựa trên bộ dữ liệu theo quý từ quý I/2007 đến quý IV/2020. Bằng chứng thực nghiệm ghi nhận ba nguyên lý căn bản gồm lạm phát đánh đổi với tăng trưởng, nội tệ mất giá giúp hỗ trợ tăng trưởng, và giảm lạm phát cải thiện tăng trưởng. Cấu trúc này quyết định mức tác động của các cú sốc từ nền kinh tế thế giới đối với nền kinh tế nội địa. Trong đó, lượng giải ngân của vốn FDI có vai trò thay thế tăng trưởng kinh tế thế giới trong đóng góp cho tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát nội địa và củng cố độ mạnh của đồng nội tệ. Từ đó, bài viết này đánh giá rằng nền tảng kinh tế vĩ mô tại Việt nam đang ở mức khá vững mạnh, dựa trên mức độ gắn kết chặt chẽ của các biến số kinh tế vĩ mô với mức tác động đáng kể của các cú sốc từ kinh tế thế giới. Bài viết gợi ý rằng việc cải thiện năng lực hấp thụ vốn FDI cần được ưu tiên để tạo thêm không gian chính sách cho việc trung hòa sự sụt giảm trong tăng trưởng kinh tế thế giới và ứng phó với cú sốc tiêu cực của giá dầu thế giới.
22 Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vi mô đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE / Nguyễn Phương Hà, Trương Bá Thanh // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 212 .- Tr. 19-24 .- 658
Mục đích của nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến tính thanh khoản của 145 doanh nghiệp niêm yết, trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) liên tục 10 năm, giai đoạn 2009 -2018. Để giải quyết các vấn đề nội sinh, nghiên cứu sử dụng mô hình GMM trong phân tích dữ liệu bảng động. Kết quả cho thấy, ngoại trừ GDP không có ảnh hưởng nào đến tính thanh khoản công ty thì lạm phát và lãi suất ngắn hạn đều có tác động ngược chiều đến tính thanh khoản. Nghiên cứu đã mở rộng nền lý thuyết về tính thanh khoản và cung cấp bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam rằng, ngoài các yếu tố đặc thù doanh nghiệp thì tính thanh khoản của doanh nghiệp còn chịu sự tác động từ các chính sách kinh tế vĩ mô.
23 Tác động của một số yếu tố kinh tế vĩ mô tới nợ công tại Việt Nam / Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thị Thảo Vân // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2021 .- Số 3(187) .- Tr. 52-60 .- 327
Tìm hiểu, phân tích về mức độ tác động của một số yếu tố kinh tế vĩ mô tới nợ công tại Việt Nam dựa trên chuỗi số liệu trong thời gian qua.
24 Tình hình kinh tế vĩ mô và triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2021 / Hoa Nguyễn // Tài chính doanh nghiệp .- 2021 .- Số 1+2 .- Tr. 67-69 .- 658
Phục hồi kinh tế tại Việt Nam chính thức được ghi nhận vào Quý 3/2020. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, GDP 9 tháng đầu năm của Việt Nam ghi nhận mức 2,12% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,62%), đây là mức tăng trưởng tích cực, đáng ghi nhận về sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước cũng như của toàn thể các doanh nghiệp trong nền kinh tế trong bối cảnh Việt Nam không chỉ ảnh hưởng bởi đại dịch toàn cầu mà đây cũng là một năm kỷ lục về số cơn bão nhiệt đới tàn phá Việt Nam. Dự kiến TTCK sẽ bớt hạ nhiệt khi những thông tin về tình hình kinh doanh của các tổ chức niêm yết trong năm 2020 sẽ được ban hành vào đầu Quý 2/2021 và phân hóa giữa những doanh nghiệp giữ vững được hoạt động kinh doanh hoặc bị ảnh hưởng ít trong năm 2020 và những doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhưng có giá cổ phiếu tăng phi mã thúc đẩy bởi dòng vốn nhàn rỗi dư thừa.
25 Điều hành kinh tế vĩ mô trong bối cảnh kiểm soát đại dịch Covid-19 / Nguyễn Trọng Tài, Nguyễn Thị Huyền Trang // Ngân hàng .- 2021 .- Số 2 .- Tr. 2-7 .- 330
Đề cập đến điều hành kinh tế vĩ mô trước những khó khăn, thách thức trong kiểm soát đại dịch Covid-19 trên toàn cầu và đưa ra một số khuyến nghị chính sách.
26 Tổng quan kinh tế vĩ mô của nhóm các nước mới nổi và đang phát triển năm 2020, triển vọng năm 2021 / Nguyễn Thị Thuỳ Linh, Hoàng Thị Hường // Ngân hàng .- 2021 .- Số 2 .- Tr. 52-58 .- 330
Trình bày đôi nét về kinh tế phục hồi nhưng có sự phân hoá rõ rệttyr lệ nợ công gia tăng đáng kể, xếp hạng tổng thể các quốc gia theo biểu đồ nhiệt - Heatmaps, dự báo một số xu hướng chính trong năm 2021, triển vọng kinh tế vĩ mô Việt nam năm 2021.
27 Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế vĩ mô đến nợ công ở một số quốc gia Châu Á / Nguyễn Ngọc Hùng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 735 .- Tr. 11 - 13 .- 338.5
Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố kinh tế vĩ mô đến nợ công ở một số quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, dữ liệu bảng được thu thập từ ngân hàng thế giới và quỹ tiền tệ quốc tế, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động đến nợ công. Qua đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị về yếu tố kinh tế vĩ mô giúp chỉnh phủ các nước nói chung, Việt Nam nói riêng hoạch định và hoàn thiện quản lý nợ công trong tương lai.
28 Truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại các thị trường mới nổi / Hà Thị Kim Hoàng // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 394-400 .- 332.1
Bài báo nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá hối đoái sang giá cả trong nước của các thị trường mới nổi, với mục tiêu: (i) Lượng hóa mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số lạm phát trong ngắn hạn và dài hạn; (ii) Đánh giá mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số lạm phát (CPI) thay đổi qua thời gian; (iii) Xem xét ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến mức độ truyền dẫn tỷ giá tới lạm phát. Kết quả tìm thấy có bằng chứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái thay đổi theo thời gian. Đa số truyền dẫn tỷ giá hối đoái ở các quốc gia từ năm 2008 - 2010 có xu hướng giảm nhẹ đầu giai đoạn và giảm dần đến cuối giai đoạn. Tuy nhiên, tại một số quốc gia, truyền dẫn tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng, đồng thời, truyền dẫn tỷ giá hối đoái phản ứng tích cực đến lạm phát, biến động lãi suất, biến động tỷ giá hối đoái và tiêu cực đến độ mở cửa của nền kinh tế.
29 Tổng quan tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019 trong bối cảnh tranh chấp thương mại Mỹ - Trung / Đào Hoàng Tuấn, Hoàng Kim Thu // Ngân hàng .- 2019 .- Số 15 tháng 8 .- Tr. 10-16 .- 338.5
Tổng quan về tranh chấp thương mại Mỹ - Trung, Tổng quan tình hình kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2019; Tổng quan tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019; Nhận định và đề xuất chính sách; Kết luận.
30 Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô: Một số yêu cầu đặt ra / Ths. Trần Thanh Cương // Tài chính .- 2016 .- Số 632 tháng 5 .- Tr. 80-81. .- 658
Phân tích thực trạng cán bộ quản lý kinh tế hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ này.