CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Cạnh tranh--Kinh tế
1 Đông Nam Á trong cạnh tranh quyền lực kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc / Nguyễn Anh Cường, Trần Quang Khải // .- 2024 .- Số 4 (289) .- Tr. 3-11 .- 330
Tập trung vào các hành xử đối ngoại của Mỹ và Trung Quốc, qua đó đi tới kết luận là mối quan hệ giữa thúc đẩy cạnh tranh kinh tế tại khu vực Đông Nam Á chính là nguyên nhân góp phần gia tăng cuộc cạnh tranh toàn diện giữa hai cường quốc.
2 Cạnh tranh kinh tế Trung Quốc - Nhật Bản tại Tiểu vùng Mê Công / Nguyễn Đức Tâm // .- 2023 .- Quý 1 (132) .- Tr. 127 - 148 .- 327
Bài viết tập trung làm rõ thực trạng cạnh tranh kinh tế giữa Trung Quốc và Nhật Bản, đặc biệt trên phương diện đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng ở Tiểu vùng Mê Công, trên cơ sở đó đánh giá đặc điểm, xu hướng cạnh tranh nước lớn, và những tác động đối với Tiểu vùng và các quốc gia trong khu vực.
3 Ngành công nghiệp bán dẫn và cạnh tranh Mỹ - Trung trong ngành công nghiệp bán dẫn / Nguyễn Minh Tuấn // Châu Mỹ ngày nay .- 2022 .- Số 11(296) .- Tr. 37-45 .- 330
Bài viết phân tích tham vọng của Trung Quốc khi tham gia chuỗi cung ứng, chỉ ra các biện pháp đối phó của Mỹ đối với Trung Quốc và đưa ra một số nhận xét chung về cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong ngành công nghiệp bán dẫn.
4 Nghiên cứu một số lợi thế cạnh tranh của thành phố Đà Nẵng và những khuyến nghị / Nguyễn Tiến Dũng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 564 .- Tr. 22-24 .- 658
Thực trạng lợi thế cạnh tranh và phát huy lợi thế cạnh tranh với phát triển kinh tế của TP. Đà Nẵng, từ đó đưa ra một số khuyến nghị
5 Đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành chè xuất khẩu Việt Nam / Nguyễn Lương Long // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 540 .- Tr. 67-69 .- 658
Việt Nam được xem là cái nôi của cây chè thế giới. Chúng ta đã sản xuất chè từ thời xa xưa, nhưng việc xây dựng thương hiệu nổi tiếng cho ngành chè Việt Nam chưa được chú trọng. Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trên dưới 130.000 tấn chè, đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu chè. Các nghiên cứu sức cạnh tranh chè xuất khẩu của Việt Nam đã chỉ ra được những điểm mạnh và những điểm yếu so với đối thủ trong ngành. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh là một việc làm hết sức cần thiết, rất có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
6 Giải pháp nâng cao hiệu quả cạnh tranh nông sản của Việt Nam / Phạm Quốc Quyết // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 489 tháng 3 .- Tr. 93-95 .- 658
Trình bày một số kết quả đạt được trong quá trình cạnh tranh, tiêu thụ hàng hóa nông sản của Việt Nam; thực trạng khó khăn có ảnh hưởng đến hiệu quả cạnh tranh hàng hóa nông sản của VN; Giải pháp nâng cao hiệu quả cạnh tranh hàng hóa nông sản của VN hiện nay.
7 Khả năng cạnh tranh của chợ truyền thống, chợ dân sinh trong bối cảnh đô thị hóa / ThS. Hoàng Thị Hương, Hoàng Văn Phi // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2015 .- Số 441/2015 .- Tr. 4-6 .- 658
Nghiên cứu nhằm thực hiện mục tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của chợ truyền thống và hành vi lựa chọn nơi mua sắm tại chợ truyền thống đối với người tiêu dùng. Nghiên cứu chỉ ra đối tượng khách hàng đến chợ truyền thống bị tác động bởi: có thể mua sản phẩm trực tiếp từ những nhà sản xuất, giá cả có thể thương lượng, mua với số lượng theo nhu cầu, được trao đổi, tư vấn…Tuy nhiên, chợ truyền thống vẫn còn nhược điểm về vệ sinh chợ, chất lượng hàng hóa không rõ nguồn gốc, giá cả, cân đo đong đếm chưa chính xác… Do đó, nghiên cứu đưa ra một số kết luận, đánh giá khả năng cạnh tranh của chợ truyền thống đối với các mô hình bán lẻ hiện đại.