CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: FDI

  • Duyệt theo:
51 Thu hút FDI của các nước trên thế giới: Bài học Cho Việt Nam / Tô Thế Nguyên, Trần Đình Thao // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 156-161 .- 332.63

Khi Việt Nam tiếp tục coi FDI là quan trọng đối với nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay và để thu hút FDI thì (i) nên hoàn thiện Luật Đầu tư để cho phép tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài qua hoạt động sáp nhập và mua lại; (ii) cần đơn giản hóa hoặc gỡ bỏ các rào cản cho dòng vốn FDI, đặc biệt là FDI trong các lĩnh vực như: kinh doanh, tài chính, xây dựng, kỹ thuật, viễn thông, phân phối và giao thông vận tải trong một khung thời gian xác định trước; (iii) cần chú ý đến hệ thống đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng cho người lao động; (iv) hoàn thiện Điều 25 của Luật Đầu tư để giúp các doanh nghiệp FDI yên tâm khi sẽ không bị quốc hữu hóa trong mọi trường hợp. Ngoài ra, để thu hút nguồn vốn FDI thì ngoài các chính sách chung mà Việt Nam đã quy định, các địa phương cần dựa trên những lợi thế riêng có của mình như: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, môi trường chính sách, và khả năng quản lý của chính quyền địa phương... để đưa ra những chính sách phù hợp thu hút FDI.

52 Quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức giai đoạn 2012 – 2018: triển vọng và thách thức / Đặng Hoàng Linh, Nguyễn Hồng Ngọc // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 2 (117) .- Tr. 7 - 24 .- 327

Trình bày thực trạng, phân tích và tổng hợp những nét tiêu biểu trong quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Công hòa Liên bang Đức, từ đó đánh giá thành tựu và hạn chế của mối liên kết song phwuowng này để đưa ra triển vọng cũng nhưu đề xuất các giải pháp ở tầm vĩ mô nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư giữa hai quốc gia.

53 Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Đức hướng tới tương lai / Đặng Hoàng Linh // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 3 (118) .- Tr. 56 - 74 .- 327

Trình bày nội dung về Lịch sử quan hệ song phương giữa Việt nam và Cộng hòa Liên bang Đức; Cơ sở thuận lợi để phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức; Cầu nối bền vững thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức, Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức; Đầu tư giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức; Quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức và Triển vọng nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức.

54 Luận bàn về tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đối với hoạt động đầu tư FDI tại Việt Nam / Trần Thành Thọ // .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 63-67 .- 332.63

Giới thiệu về Hiệp định Đốì tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đốì với hoạt động đầu tư FDI tại Việt Nam, mối liên hệ giữa các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp định CPTPP. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp chủ yếu để thu hút và quản lý hiệu quả hoạt động FDI tại Việt Nam.

55 Nhân tố hấp dẫn của Việt Nam đối với dòng vốn FDI Nhật Bản / Tạ Lợi, Phan Thúy Thảo // .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 130-135 .- 658

Nghiên cứu này ước lượng và kiểm định các nhân tố hấp dẫn của Việt Nam ảnh hưởng đến dòng vốn FDI của Nhật Bản trong giai đoạn 1995-2016. Kết quả cho thấy, quy mô thị trường càng lớn, chi phí lao động rẻ, chi phí vốn, xuất khẩu ảnh hưởng thuận chiều đối với dòng FDI, tỷ giá hối đoái của Việt Nam ngược chiều với dòng FDI với ý nghĩa nếu đồng tiền Yên của Nhật Bản tăng lên so với VNĐ thì các doanh nghiệp FDI Nhật Bản sẽ càng thấy Việt Nam hấp dẫn để đầu tư. Kết quả này có thể là một trong các căn cứ để đưa ra những khuyến nghị cho Chính phủ Việt Nam nhằm thu hút FDI của Nhật Bản trong tương lai.

56 Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI trong thời gian qua và các đề xuất đối với Việt Nam / Nguyễn Văn Bảy // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 163-171 .- 658

Cung cấp một số điểm tồn tại trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn này tại Việt Nam, trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nhằm thu hút vốn FDI hiệu quả trong thời gian tới.

57 Giải pháp tạo liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước / Mai Hoàng Thịnh // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 110-113 .- 658

Để tăng cường sự liên kết giữa doanh nghiệp nội địa và khu vực FDI, các doanh nghiệp nước ngoài cần chủ động tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội từng bước tham gia vào chuỗi giá trị. Bài viết sẽ đi sâu vào những giải pháp tạo liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước thời gian tới.

58 Tác động của các hiệp định thương mại tự do (fta) đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam giai đoạn 2005 - 2017-1859 / Hoàng Thanh Hiền, Huỳnh Thị Diệu Linh // .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 31-40 .- 332.63

Sau công cuộc đổi mới kinh tế bắt đầu từ năm 1986, Việt Nam đã ký kết rất nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA). FTA sớm nhất của Việt Nam chính là AFTA vào năm 1996, một năm sau khi gia nhập ASEAN – nay đã được thay thế bằng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Tiếp đến, năm 2007, Việt Nam gia nhập trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và chính thức bắt tay vào công cuộc tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. Trong khi các nghiên cứu hiện nay về tác động của FTA chủ yếu tập trung vào thương mại song phương giữa các thành viên, bài viết này nhằm đánh giá tác động của FTA lên việc thu hút vốn FDI tại Việt Nam. Bài viết sử dụng số liệu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong giai đoạn 2005 – 2017 từ 24 quốc gia vào Việt Nam và áp dụng knowledge-capital model trong việc đánh giá tác động của FTA.

59 Đánh giá tác động của các yếu tố địa điểm đầu tư tới FDI vào khu vực RCEP qua mô hình kinh tế lượng / Nguyễn Bình Dương // Khoa học Thương mại .- 2019 .- Số 130 .- Tr. 2-9 .- 330

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) bắt đầu được đàm phán vào năm 2012 đã trở thành một cột mốc quan trọng của quá trình hội nhập ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Bài viết này nhằm mục đích phân tích ảnh hưởng của các yếu tố địa điểm đầu tư bao gồm: thu nhập, lao động, tài nguyên thiên nhiên, chính sách tự do hóa thương mại của các nước thành viên tới FDI vào RCEP. Thông qua việc xây dựng mô hình kinh tế lượng sử dụng dữ liệu bảng, kết quả thực nghiệm cho thấy thu nhập, lao động, tài nguyên thiên nhiên, chính sách tự do hóa thương mại của nước sở tại là những yếu tố quan trọng thúc đẩy FDI vào RCEP.

60 Cơ chế mới về rà soát đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của EU và một số hàm ý chính sách / Nguyễn Hải Lưu // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 8 (227) .- Tr. 34 - 42 .- 332

Đi sâu tìm hiểu bối cảnh ra đời, những nội dung chính của cơ chế trên, từ đó đúc kết một số hàm ý chính sách liên quan.