CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Công nghệ

  • Duyệt theo:
41 Công nghệ tài chính: Cơ hội và thách thức phát triển ngân hàng số / Đặng Hà Giang // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 733 .- Tr.24 - 26 .- 332.04

Cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính (Fintech) diễn ra hết sức mạnh mẽ đã và đang mạng lại rất nhiều cơ hội cũng như những thách thức cho hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động phát triến dịch vụ thanh toán dựa trên công nghệ ngân hàng số nói riêng của các ngân hàng thương mại. Bài viết tập trung làm rõ thực trạng chuyển động Fintech tại Việt Nam hiện nay và đưa ra khuyết nghị đối với việc phát triển ngân hàng số.

42 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng công nghệ: Trường hợp hệ thống chiếu sáng thông minh / Trần Mai Đông, Ngô Quỳnh Phương, Nguyễn Phong Nguyên // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 275 .- Tr. 77-85 .- 658

Hệ thống chiếu sáng thông minh là một đổi mới công nghệ và thay thế hữu hiệu cho việc tiêu thụ các sản phẩm đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang. Nhiều nghiên cứu đã đánh giá mức độ hữu ích của việc sử dụng hệ thống chiếu sáng thông minh nhưng lại ít có nghiên cứu thực nghiệm về ý định sử dụng loại hình sản phẩm này. Đây là khoảng trống nghiên cứu quan trọng cần được giải quyết. Nghiên cứu này kiểm định tác động của các yếu tố trong mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất đến ý định sử dụng hệ thống chiếu sáng thông minh. Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát từ 226 người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh bằng phần mềm SPSS 23 cho thấy các biến hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi, ảnh hưởng xã hội, các điều kiện thuận lợi, động lực hưởng thụ, giá trị tương xứng với giá cả và sự trải nghiệm đều có tác động tích cực đến ý định sử dụng hệ thống chiếu sáng thông minh.

43 Thị trường công nghệ in 3D trong năm 2019 và xu hướng phát triển / Lê Văn Thảo // Tự động hóa ngày nay .- 2020 .- Số 227 .- Tr. 40-45 .- 004

Trình bày về thị trường công nghệ in 3D trong năm 2019 và các xu hướng thị trường công nghệ in 3D trong tương lai.

44 Định giá công nghệ theo mô hình IPScore: Gợi ý cho Việt Nam / // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 117-122 .- 658

Định giá công nghệ, tài sản trí tuệ được coi như là một yếu tố quan trọng trong quá trình thương mại hóa và chuyển giao kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ và công nghệ. Theo Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, tổ chức chủ trì và các tổ chức khác được chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các tài sản trí tuệ được tạo ra từ các kết quả nghiên cứu đó đều phải được định giá, từ đó làm căn cứ đưa ra giá trong sử dụng, chuyển giao, chụyển nhượng, góp vốn... Đây được coi là bước đột phá về cơ sở pháp lý để các tài sản trí tuệ, công nghệ được thương mại hóa, thúc đẩy thị trường khoa học và công nghệ phát triển. Tuy nhiên, điều này cũng là một thách thức cũng như cơ hội trong hoạt động định giá. Vì vậy, quá trình thực hiện phải tiếp tực nghiên cứu lựa chọn các mô hình định giá phù hợp với xu thế phát triển và tại mỗi thời điểm trong những điều kiện nhất định.

45 Làm chủ công nghệ sản xuất chỉ khâu phẫu thuật phủ chất kháng khuẩn nano bạc sử dụng trong y tế công suất 2 triệu m/năm / CVĐ // .- 2019 .- Số 10(727) .- Tr.36-38 .- 610

Trình bày việc thông qua thực hiện dự án “Làm chủ công nghệ sản xuất chỉ khâu phẫu thuật phủ chất kháng khuẩn nano bạc sử dụng trong y tế công suất 2 triệu m/năm” thuộc Dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ” (FIRST) do Bộ KH&CN quản lý, các nhà khoa học trong nước đã làm chủ được quy trình công nghệ phủ chất kháng khuẩn nano bạc lên sợi chỉ khâu phẫu thuật tự tiêu đơn sợi và đa sợi; quy trình sản xuất chỉ khâu phẫu thuật tự tiêu kháng khuẩn. Qua đó, góp phần quan trọng hạn chế vấn nạn nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn bệnh viện hiện nay, đồng thời chủ động sản xuất, cung cấp vật tư tiêu hao cho ngành y tế với giá cả hợp lý, giảm chi phí nhập khẩu.

46 Nghiên cứu phát triển hệ đo độ dày vật liệu thủy tinh nhiều lớp dựa trên công nghệ giao thoa ánh sáng xung lược / Bành Quốc Tuấn, Phạm Đức Quang, Nguyễn Quốc Đạt, Trương Công Tuấn, Shioda Tatsutoshi // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2019 .- Số 8(Tập 61) .- Tr.35-38 .- 621

Phương pháp đo biên dạng bề mặt (surface profile) và đo cắt lớp độ dày vật liệu (tomograms) dựa trên giao thoa ánh sáng phổ rộng được phát triển trong nghiên cứu này. Bộ cộng hưởng Fabry-Perot được sử dụng để tạo ra một nguồn sáng phát tần số xung lược nhằm mở rộng khoảng đo theo chiều sâu. Cách tử nhiễu xạ (diffraction grating) được đặt bên trong bộ giao thoa ánh sáng, cho phép thực hiện các phép đo biên dạng bề mặt và đo cắt lớp độ dày vật liệu trong không gian 2 chiều chỉ với một khung ảnh trên camera CCD. Các vân giao thoa với các bậc vân riêng biệt tương ứng với bậc của tần số xung lược được ghi lại bởi một CCD camera trong thời gian thực. Thông tin biên dạng và độ dày các lớp của mẫu vật là các lớp (tấm thủy tinh nhiều lớp) có thể được tính toán từ vị trí của vân giao thoa trên CCD camera và bậc tương ứng của các vân. Trong hệ đo này, độ phân giải của phép đo cắt lớp độ dày và đo biên dạng lần lượt đạt được là 8 µm và 0,7 µm; phạm vi đo của hệ có thể đạt được là 30 mm.

47 Nghiên cứu luyện và xử lý nhiệt một số mác thép độ bền cao tiên tiến / Đinh Bá Trụ, Trần Văn Đoàn, Phan Thanh Bình, Đinh Văn Hiến, Trần Công Thức, Lê Văn Long, Nguyễn Tiến An // .- 2019 .- Số 8(Tập 61) .- Tr.49-53 .- 621

Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu về công nghệ luyện và tạo phôi một số mác thép độ bền cao tiên tiến (AHSS) lần đầu tiên tại Việt Nam từ sắt xốp (DRI) MIREX. Sắt xốp, sản phẩm của công nghệ hoàn nguyên trực tiếp phi cốc, có hàm lượng C thấp, P và S rất thấp, chưa được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam do chưa có công nghệ chuyên dụng. Nghiên cứu này bước đầu giải quyết về công nghệ sử dụng sắt xốp luyện thành thép cacbon và hợp kim trong lò cảm ứng dung lượng đến 10 tấn. Đồng thời, một số phôi thép AHSS được luyện từ sắt xốp, có tính chất cơ học đặc biệt như thép S10C, DP800, CrMnSi và được nghiên cứu tích hợp các công nghệ như luyện và tinh luyện thép, biến dạng và xử lý nhiệt cho nhóm thép CMnSi (thép HSLA). Thép được sản xuất có tính chất cơ học tốt, vừa có độ bền cao vừa có tính dẻo tốt, hơn hẳn tính năng thép HSLA. Trong đó, mác thép dập sâu S10C-M đã được thử nghiệm ở hai nhà máy quân đội và được đánh giá đạt yêu cầu kỹ thuật.

48 Công nghệ in 3D góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe trong y tế như thế nào? / Lê Văn Thảo // Tự động hóa ngày nay .- 2019 .- Số 218 .- Tr.10-12 .- 610

Trình bày các ứng dụng chủ yếu của công nghệ in 3D trong lĩnh vực y tế. Cùng với ngành Công nghiệp hàng không vũ trụ và Công nghiệp Chế tạo ô tô, Y tế là một trong những ngành có hàm lượng ứng dụng công nghệ in 3D nhiều nhất hiện nay. Các bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ chỉnh hình và các nha sĩ,… đã và đang ứng dụng các công nghệ in 3D. Các mô hình phẫu thuật và hỗ trợ trực quan – thu được sau khi số hóa và/hoặc thiết kế 3D, ngày càng được sử dụng trong các bệnh viện và trường đại học y khoa trên thế giới.

49 Công nghệ mạng phân phối nội dung CDN – Xu hướng tất yếu trong phát triển truyền hình số / Trần Nam Trung // .- 2019 .- Số 4(721) .- Tr.37-39 .- 004

Đề cập đến những xu hướng ứng dụng công nghệ này đang được triển khai trong lĩnh vực truyền hình, góp phần mở ra nhiều hướng kinh doanh tiềm năng cho các đài truyền hình, các công ty viễn thông kinh doanh dịch vụ truyền hình, video.

50 Một số xu hướng phát triển hệ điều khiển phân tán trong công nghệ / Bùi Văn Huy, Phạm Văn Minh, Hoàng Quốc Xuyên // .- 2019 .- Số 220 .- Tr.18-21 .- 004

Trình bày những nghiên cứu tổng quan về xu hướng phát triển đối với hệ điều khiển phân tán trong hiện đại và tương lai gần. Kết quả nghiên cứu giúp những người làm việc trong lĩnh vực này có cơ sở để định hướng đúng đắn hơn trong thực tiễn công tác của mình, giúp cho những cơ sở đào tạo có định hướng để từng bước thay đổi chương trình đào tạo, tiếp cận yêu cầu thực tiễn.