Hiện trạng nguồn tài nguyên nước ngọt sử dụng tại cộng đồng vùng đệm vườn quốc gia u minh thượng
Tác giả: Lý Văn Lợi, Huỳnh Lê Mỹ HạnhTóm tắt:
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước của hộ dân và phân tích mối quan hệ với dịch vụ điều tiết nước của hệ sinh thái Vườn quốc gia U Minh Thượng. Đề tài đã thực hiện 39 mẫu phỏng vấn sâu đối với hộ dân vùng đệm và cán bộ quản lý U Minh Thượng kết hợp với các dữ liệu đo đạc tại U Minh Thượng cũng như tham vấn ý kiến các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm. Kết quả cho thấy nguồn nước mưa tại khu vực dư thừa vào mùa mưa (trung bình 280 mm/tháng) và có nguy cơ thiếu hụt vào mùa khô (trung bình 60 mm/tháng). Nguồn nước mặt được dự trữ trong các kênh, mương cũng khá dồi dào khoảng 5.248.055 m3. Nước ngầm có trữ lượng khá lớn với độ dày tầng chứa đạt tới 184,68 m. Sử dụng nước trong sinh hoạt chủ yếu từ nước ngầm (92%), nước sông (8%) và 5% kết hợp nước mưa và nước ngầm. Vẫn còn số ít hộ dân sử dụng nước ngầm phục vụ canh tác. Nguồn nước ngọt tại khu vực đang đối mặt với nhiều vấn đề như nước ngầm nhiễm phèn nặng, nước sông có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ vào mùa khô. Trước các tác động của biến đổi khí hậu thì vai trò điều tiết nước của hệ sinh thái đất ngập nước U Minh Thượng càng quan trọng giúp giảm ngập cục bộ vào mùa mưa, rửa mặn, làm sạch dòng sông sớm vào cuối mùa khô. Tuy nhiên, để tăng cường hiệu quả cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái, U Minh Thượng cần lồng ghép tính toán cân bằng nước cho cả khu vực vùng đệm.
- Quản lý tài nguyên nước theo hướng tuần hoàn và tái sử dụng nước thải
- Chuyển đổi số trong giám sát tài nguyên nước
- Pháp luật Hàn Quốc về tái sử dụng nước mưa và kinh nghiệm cho Việt Nam
- Những nội dung trọng tâm và các yêu cầu, nhiệm vụ chủ yếu để triển khai Luật Tài nguyên nước năm 2023
- Tổng quan hạch toán tích hợp kinh tế - môi trường đối với tài nguyên nước và kiến nghị áp dụng cho Việt Nam