Kết quả tìm kiếm
Có 74048 kết quả được tìm thấy
50231Phát triển nền kinh tế tuần hoàn: kinh nghiệm quốc tế và hàm ý đối với Việt Nam

Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Trên thế giới, kinh tế tuần hoàn được coi là mô hình kinh tế đáp ứng yêu cầu về giải quyết ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu gắn với mục tiêu phát triển bền vững. Tại Việt Nam, việc ứng dụng kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển bền vững, với tăng trưởng xanh đang được quan tâm, đề cập nhiều hơn trong những năm gần đây. Bài viết trao đổi về xu thế phát triển nền kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển bền vững trên thế giới, từ đó đưa ra một số khuyết nghị cho Việt Nam.

50232Phát triển nền kinh tế xanh, bền vững, giảm phát thải và thích ứng biến đổi khí hậu

Thích ứng, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngoài trách nhiệm của nhà nước còn là trách nhiệm của doanh nghiệp, của cả cộng đồng.

50233Phát triển nền kinh tế xanh: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Việt Nam đã nhận thức được các yếu tố môi trường, xã hội trong phát triển bền vững kinh tế, do đó, chính phủ đã và sẽ tích hợp yêu cầu nền kinh tế xanh vào các chiến lược, kế hoạch tăng trưởng kinh tế cũng như tái cấu trúc lại nền kinh tế đảm bảo hiệu quả hơn, tăng tính cạnh tranh trong khu vực và hướng ra toàn cầu. Việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh, thực hiện tăng trưởng xanh là hết sức cần thiết và phù hợp với xu thế chung hiện nay, trong bối cảnh giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu, khôi phục hệ sinh thái, tăng nguồn vốn tự nhiên, bảo vệ môi trường và tăng phúc lợi xã hội, xóa đói giảm nghèo.

50234Phát triển nền nông nghiệp Việt Nam trong xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động đến nhiều lĩnh vực của toàn cầu. Nhờ vậy, ngành nông nghiệp ở nhiều nước trên thế giới đã tận dụng nhiều cơ hội tiếp thu và ứng dụng các thành tựu của công nghiệp 4.0 nhằm giảm thiểu công lao động, giảm thất thoát do thiên tai, sâu bệnh, an toàn môi trường, tiết kiệm chi phí trong từng khâu hay trong toàn bộ quy trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ... Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội để Việt Nam nắm bắt các công nghệ mới diễn ra trên khắp thế giới nhằm đẩy nhanh hơn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thu hẹp khoảng cách phát triển với các nền kinh tế trên thế giới nói chung và đẩy mạnh sự phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng.

50235Phát triển ngân hàng ảo : xu thế toàn cầu và hàm ý cho Việt Nam

Tổng quan về ngân hàng ảo, mô hình ngân hàng ảo và đưa ra một số hàm ý đối với Việt Nam.

50236Phát triển ngân hàng bền vững tại Việt Nam

Bài viết khảo sát 250 nhà quản lý ngân hàng thương mại nhằm đánh giá thực tiễn kinh doanh bền vững và đề xuất phát triển tính bền vững của các NHTM Việt Nam.

50237Phát triển ngân hàng bền vững tại Việt Nam dưới góc nhìn từ mô hình phát triển ngân hàng bền vững của các nước thành viên APEC

Phát triển ngân hàng bền vững đã và đang trở thành xu hướng cho ngân hàng toàn cầu từ năm 2010. Nghiên cứu này đề nghị một mô hình phát triển ngân hàng mới dùng để đo lường và định hướng chiến lược phát triển bền vững của ngân hàng trên cơ sở khảo sát sự phát triển bền vững của các ngân hàng trong khối APEC. Mô hình có tên gọi là TIMESe bao gồm 06 thành tố: Công nghệ, thể chế, quản trị, kinh tế, xã hội và môi trường. Trên cơ sở của mô hình này, nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị về mặt định hướng đối với sự phát triển ngân hàng bền vững ở Việt Nam.

50238Phát triển ngân hàng di động hướng tới mục tiêu tài chính toàn diện

Bài viết tập trung phân tích về cấu trúc, sự phát triển của các mô hình ngân hàng di động, những rủi ro tiềm ẩn và chiến lược giảm thiểu rủi ro ngân hàng di động. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 03 mô hình ngân hàng di động là: (i) Mô hình ngân hàng di động dựa trên SMS hoặc MMS; (ii) Mô hình ngân hàng di động dựa trên Website; (iii) Mô hình ngân hàng di động dựa trên khách hàng. Một số rủi ro ngân hàng di động được khám phá như rủi ro lỗ hổng của OpenSLL (thư viện mã nguồn mở), rủi ro phần mềm độc hại, hacking hệ thống, rủi ro hoán đổi SIM, gian lận trên thiết bị di động. Trên cơ sở đó, nghiên cứu chỉ ra một số chiến lược giảm thiểu rủi ro công nghệ ngân hàng di động như chiến lược xác thực hai yếu tố, chiến lược mã hóa, chiến lược cô lập, chiến lược quyền truy cập trên quyền, chiến lược sử dụng sinh trắc học. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tìm hiểu kinh nghiệm phát triển ngân hàng di động của một số nước trên thế giới và khuyến nghị phát triển ngân hàng di động hướng tới mục tiêu tài chính toàn diện quốc gia.

50239Phát triển ngân hàng hợp kênh : kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất cho Việt Nam

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển mô hình ngân hàng hợp kênh tại một số quốc gia, bài viết đưa ra những khuyến nghị cho việc phát triển ngân hàng hợp kênh tại Việt Nam trong thời gian tới.

50240Phát triển ngân hàng hợp kênh: kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất cho Việt Nam

Hoạt động ngân hàng hợp kênh cung cấp đường dẫn đến các dịch vụ tài chính ngân hàng thông qua nhiều kênh khác nhau (như chi nhánh ngân hàng, ATM, tổng đài điện thoại, ngân hàng điện tử/ngân hàng internet và ngân hàng qua điện thoại di động) một cách hợp nhất dựa trên ý tưởng “mọi thứ đều có thể được làm trên mọi kênh”. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển mô hình ngân hàng hợp kênh tại một số quốc gia, bài viết đưa ra những khuyến nghị cho việc phát triển ngân hàng hợp kênh tại Việt Nam trong thời gian tới.