Kết quả tìm kiếm
Có 74048 kết quả được tìm thấy
50221Phát triển năng lượng điện mặt trời tại Việt Nam

Phân tích và đánh giá thực trạng đầu tư phát triển năng lượng điện mặt trờithời gian qua, từ đó đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm thu hút đầu tư phát triển năng lượng điện mặt trời tại Việt Nam tới năm 2030.

50222Phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam trong bối cảnh ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu

Việt Nam có tiềm năng và lợi thế lớn đé phát triển năng lượng tái tạo, tuy nhiên thực tế cho thấy việc phát triển lĩnh vực này ở nước ta còn khá nhiều bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả làm rõ những vấn đề chung về phát triển năng lượng tái tạo, sự cần thiết của việc phát triển năng lượng tái tạo trong bối cảnh ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu, đánh giá tổng quan thực trạng và định hướng một số giải pháp để phát triển phát triển lĩnh vực này ở nước ta.

50223Phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam: những thách thức và đề xuất giải pháp

Bài báo đánh giá một số yếu tố chính thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, bài báo cũng nêu ra những nguyên nhân chính cản trở việc phát triển và khai thác các nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

50224Phát triển nền kinh tế phát thải thấp và mau phục hồi của Việt Nam theo Hiệp định CPTPP

Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đề cập đến nền kinh tế ít phát thải, tuy nhiên, các quy định ở đây chỉ mang tính tuyên ngôn mà không có cam kết cụ thể. Việt Nam có các nhóm quy định hiện hành chủ yếu, như: Quy định về phát triển kinh tế tuần hoàn; quy định về phát triển sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường; quy định pháp luật về phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; quy định pháp luật về quản lý phát thải khí nhà kính.

50225Phát triển nền kinh tế số trong bối cảnh Việt Nam gia nhập AEC

Đánh giá tiềm năng kinh tế số của VN, đồng thời chỉ ra một số đề xuất nhằm phát triển nền kinh tế số trong bối cảnh gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).

50226Phát triển nền kinh tế số trong bối cảnh Việt Nam gia nhập AEC

Trình bày xu hướng phát triển thị trường bất động sản VN 2017; Yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển bất động sản và giải pháp khắc phục yếu tố ảnh hưởng đến thị trường bất động sản.

50227Phát triển nền kinh tế số và công nghiệp thông minh ở Việt Nam

Bài viết góp phần nâng cao nhận thức về nền kinh tế dựa trên công nghệ kỹ thuật soos thông qua phân tích lợi thế, tiềm năng kinh tế của Việt Nam; tham khảo kinh nghiệm một số nước tiên tiến trên thế giới; đồng thời, đề xuất 5 giải pháp chủ yếu nhắm phát triển nền kinh tế số và công nghiệp thông minh ở Việt Nam.

50228Phát triển nền kinh tế thông minh dựa trên đổi mới sáng tạo và hàm ý cho các đô thị của Việt Nam

Bài viết làm rõ nội hàm, việc ứng dụng công nghệ để đổi mới sáng tạo nền kinh tế hướng tới "thông minh" trong dài hạn và đưa ra một số hàm ý chính sách trong bối cảnh phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam.

50229Phát triển nền kinh tế thông minh dựa trên đôi sáng tạo và hàm ý cho các đô thị của Việt Nam

Các thách thức ngày càng lớn, từ quá trình đô thị hóa, sự phát triển mạnh đã và đang đặt ra yêu cầu tất yếu cần phải hình thành các đô thị đáng sống hơn, phát triển bền vững hơn, thông minh hơn. Bắt kịp với xu thế toàn cầu và quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, Việt Nam đã và đang vận hành các chiến lược xây dựng các thành phố thông minh tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng... Tuy nhiên, quá trình xây dựng và triển khai các thành phổ thông minh trên cả nước đã và đang gặp thách thức. Bài viết làm rõ nội hàm, việc ứng dụng công nghệ để đổi mới sáng tạo nền kinh tế hướng tới “thông minh” trong dài hạn và đưa ra một số hàm ý chính sách trong bối cảnh phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam.

50230Phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam

Trong những năm gần đây, việc chuyển dịch mô hình phát triển từ kinh tế tuyến tính truyền thống sang kinh tế tuần hoàn đã trở thành xu hướng trên thế giới. Những năm gần đây, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trườn và biến đổi khí hậu. Để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu, Việt Nam cần thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn. Bài viết giới thiệu kinh nghiệm thực tiễn tại Thụy Điển và Hà Lan, trên cơ sở đó rút ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam.