Kết quả tìm kiếm
Có 74048 kết quả được tìm thấy
33621Lãnh đạo số: nhân tố thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp trong nền kinh tế tri thức

Nghiên cứu làm rõ mục tiêu chính của chuyển đổi số doanh nghiệp là tăng cường mức độ trưởng thành số thông qua một quá trình liên tục cải tiến các hệ sinh thái số và lãnh đạo số là một trong những yếu tố thúc đẩy quan trọng giúp quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp được thuận lợi. Kết quả nghiên cứu gợi ý cho các doanh nghiệp có chiến lược triển khai lãnh đạo số linh hoạt thông qua triển trai các mô hình lãnh đạo số phù hợp với từng giai đoạn chuyển đổi, với mức độ trưởng thành số và với khoảng trống lãnh đạo của doanh nghiệp. Đồng thời chính sách công cũng cần đổi mới để hỗ trợ nâng cao nhận thức và nguồn cung lãnh đạo chuyển đổi số cho các doanh nghiệp.

33622Lãnh đạo theo giá trị = Becoming the best

Chia sẻ 4 nguyên tắc tự vấn, cân bằng, tự tin, khiêm nhường và 5 lĩnh vực gồm cái tôi tốt nhất, nhóm tốt nhất, đối tác tốt nhất, đầu tư tốt nhất và công dân tốt nhất nhằm xác định ý nghĩa của việc trở thành lãnh đạo theo giá trị và xây dựng một tổ chức tầm cỡ thế giới.

33623Lào Cai sẵn sàng phát triển du lịch trong bối cảnh bình thường mới

Những năm qua, Du lịch Lào Cai đã từng bước khẳng định vị thế mình trên bản đồ du lịch Việt Nam. Giai đoạn 1991 - 2019, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 20%/ năm. Do ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19, trong 2 năm 2020 và 2021, du lịch Lào Cai chịu ảnh hưởng nặng nề. Điều đó dòi hỏi Lào Cai phải đề ra các giải pháp để năm bắt cơ hội, phát triển du lịch trong bối cảnh bình thường mới.

33624Lao động chất lượng cao ở Nhật Bản : thực trạng và chính sách

Tìm hiểu thực trạng thiếu hụt lao động chất lượng cao ở Nhật Bản, chỉ ra những ngành nghề thiếu hụt lao động chất lượng cao nhiều nhất ở nước này và phân tích những nguyên nhân của sự thiếu hụt đó.

33625Lao động di cư ở Trung Quốc giai đoạn 2000-2020

Bài viết tập trung phân tích bối cảnh lao động thị trường Trung Quốc hiện nay, di cư lao động của Trung Quốc trong giai đoạn 2000-2020, đánh giá chính sách quản lý di cư lao động ở Trung Quốc.

33626Lao động kỹ năng số ngành bán lẻ trong bối cảnh chuyển đổi số: Một số khuyến nghị

Dựa trên các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập từ 59 phiếu điều tra trong các doanh nghiệp ngành bán lẻ, kết hợp với kết quả phỏng vấn chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp, bài viết khái quát về thực trạng LLLĐ kỹ năng số tại các doanh nghiệp bán lẻ và đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển LLLĐ này tại các doanh nghiệp bán lẻ trong bối cảnh chuyển đổi số.

33627Lao động ngành kế toán Việt Nam: nhìn từ tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0

Nhiều dự báo gần đây cho thấy, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã, đang và sẽ tác động không nhỏ đến thị trường lao động Việt Nam, trong đó có lao động ngành Kế toán. Bài viết đề cập đến những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến ngành Kế toán nói chung và người lao động trong lĩnh vực kế toán nói riêng, từ đó đề xuất một số kiến nghị góp phần hỗ trợ lao động trong lĩnh vực kế toán ở Việt Nam vững tin hội nhập và phát triển trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.

33628Lao động nước ngoài ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Bài viết đề cập đến thực trạng lao động, việc làm của người nước ngoài và vai trò của họ đối với nguồn nhân lực ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung báo cáo dựa trên một phần dữ liệu khảo sát của đề tài "Người nước ngoài di cư đến thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp", với quy mô mẫu 600 người nước ngoài đang sinh sống, lao động, học tập tại đây.

33629Lao động qua biên giới ở vùng biên giới Việt - Trung

Trình bày kết quả nghiên cứu khám phá đặc điểm, nguyên nhân và tác động đến kinh tế hộ gia đình của hiện tượng người Việt Nam vùng biên giới đi lao động ở Trung Quốc.

33630Lao động và văn hóa nghề trong lao động nước ta

Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất , tinh thần được tạo ra do quá trình hành nghề của người lao động với sự chuẩn mực về trình độ kiến thức, kỹ năng lao động, đạo đức và thái độ hành xử với môi trường lao động nhất định. Văn hóa nghề chính là sự hành nghề có văn hóa. Vì vậy, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa nhiệm vụ người đào tạo người lao động không chỉ có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn có cả kiến thức văn hóa.