Kết quả tìm kiếm
Có 74048 kết quả được tìm thấy
31511Khung bêtông cốt thép

Hướng dẫn thiết kế khung ngan như xác định kích thước, tải trọng, nội lực trong cột, tính toán cốt thép, một số yêu cầu về cấu tạo, cấu tạo hệ giằng của nhà; Kèm theo các ví dụ và phần phụ lục.

31512Khung bêtông cốt thép toàn khối

Đề cập đến những vấn đề tính toán và cấu tạo kết cấu khung bêtông cốt thép toàn khối chịu các loại tải trọng thông thường, có ví dụ kèm theo. Phần 1: Lý thuyết tính toán và cấu tạo khung bêtông cốt thép; Phần 2: Ví dụ tính toán và thiết kế khung phẳng.

31513Khung chính sách cho mô hình hợp tác công tư ở Việt Nam

Bài viết đề cập đến thực trạng PPP đưa ra một số đề xuất về chương trình khung để vận hành dự án PPP phù hợp với điều kiện Việt Nam.

31514Khung đánh giá an ninh nguồn nước Việt Nam

Để đánh giá an ninh nguồn nước Việt Nam, cần xây dựng khung cùng với các tiêu chí đánh giá chỉ số an ninh nguồn nước (WSI). Khung đánh giá an ninh nguồn nước đưa ra dựa trên cơ sở lựa chọn các chỉ thị theo các tiêu chí SMART, KPI và WSI do một số tổ chức quốc tế và nhà khoa học trên thế giới đề xuất có xét đến đặc thù của Việt Nam, gồm các yếu tố ảnh hưởng chính đến an ninh nguồn nước và dữ liệu có thể đáp ứng cho yêu cầu tính toán, quy mô cũng như mức độ chi tiết. Bài báo đưa ra khung đánh giá an ninh nguồn nước cho Việt Nam (phạm vi toàn quốc, vùng, lưu vực sông và tỉnh/thành phố). Đồng thời, các tác giả đã đưa ra phương pháp và minh họa cách xác định một số chỉ thị (hoặc chỉ số) chính trong khung an ninh nguồn nước làm cơ sở cho việc đánh giá an ninh nguồn nước của Việt Nam.

31515Khung đánh giá bền vững nợ và một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam

Trong những năm gần đây, nợ công của Việt Nam tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn đặt ra yêu cầu cấp thiết về tính bền vững cũng như giải pháp nào để kiểm soát nợ công an toàn, bền vững nợ công. Tuy nhiên, thế nào là bền vững nợ công vẫn là một một khái niệm được tranh luận cả về lý luận và thực tiễn. Bài viết này thảo luận về khung đánh giá bền vững nợ (Debt Sustainability Framework – DSF) của WB và IMF – một trong những khung lý luận nhận được quan tâm nhiều nhất của chính phủ các quốc gia, khu vực, các định chế tài chính quốc tế và các nhà nghiên cứu. Trên cơ sở đó, thảo luận một số hàm ý và đề xuất chính sách đối với công tác quản lý bền vững nợ công của Việt Nam.

31516Khung định hướng về xây dựng Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh ngành Giao thông vận tải giai đoạn 2016-2020

Rà soát các kết quả được về tăng trưởng xanh của Bộ Giao thông vận tải giai đoạn 2016-2020 và đưa ra các định hướng, khuyến nghị cho xây dựng kế hoạch hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 2030 và tầm nhìn 2050.

31517Khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ góc nhìn lợi ích

Khủng hoảng tài chính toàn cầu là vấn đề xuyên suốt, trọng tâm của kinh tế Thế giới năm 2008 và hiện là tâm điểm sự chú ý của dư luận toàn thế giới. Vấn đề lợi ích dễ nhận ra qua việc phân chia công bằng những thành quả đạt được của tăng trưởng kinh tế thế giới những năm qua. Và những lợi ích thu được đó là của chủ nghĩa tư bản.

       

31518Khủng hoảng Kinh tế toàn cầu và một số vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam

Khủng hoảng Kinh tế đang diễn ra mang tính toàan cầu, xem xét từ nhiều góc độ và đánh giá về những tác động của nó đối với nước ta là một vấn đề khó khăn, nhưng có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện. Cuộc khủng hoảng Kinh tế nó tác động đến: Nền kinh tế Thế giới, nền kinh tế nước ta

31519Khủng hoảng kinh tế và kinh tế học

Phân tích và nêu lên những nguyên nhân chủ yếu, sâu sắc về cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã và đang diễn ra. Tính chất của cuộc khủng hoảng là rất trầm trọng. Từ bài học của cuộc khủng hoảng, có sự nhìn nhận lại các cuộc khủng hoảng trước đó, tác giả nêu ra một số vấn đề cần xem xét khi nghiên cứu các học thuyết kinh tế, khẳng định cần tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tìm ra những cách thức mới nhà nước can thiệp vào nền kinh tế.

31520Khủng hoảng ngân hàng và một số khuyến nghị đối với Việt Nam

Việc các cuộc khủng hoảng ngân hàng xảy ra liên tiếp gần đây trên thế giới đã dấy lên mối lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như những gì từng xảy ra hơn một thập kỉ trước. Đứng trước nguy cơ những cuộc khủng hoảng có thể xảy ra do các bất ổn về chính trị và xã hội trên toàn cầu, Việt Nam cần chuẩn bị những gì để tránh khỏi khủng hoảng hệ thống ngân hàng hoặc để sẵn sàng ứng phó nếu khủng hoảng hệ thống ngân hàng xảy ra? Trong bài nghiên cứu này, tác giả bàn về khủng hoảng hệ thống ngân hàng, hậu quả và các nguyên nhân phổ biến dẫn đến khủng hoảng. Tiếp theo là các công cụ để xử lí khủng hoảng ngân hàng, phân tích các rủi ro của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số khuyến nghị để tránh khỏi các cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng.