Kết quả tìm kiếm
Có 74048 kết quả được tìm thấy
42961Nghiên cứu sử dụng vật liệu hấp phụ bentonite tái sinh dầu nhớt biến thế thải

Một trong những nguồn bổ sung dầu nhớt đáng kể và đem lại hiệu quả kinh tế cao chính là việc tái sinh và đưa vào sử dụng lại một lưu lượng lớn dầu nhớt thải. Tái sinh dầu nhớt thải là một lĩnh vực đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn cũng như góp phần đáng kể vào việc bảo vệ môi trường. Nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá hiệu quả sử dụng vật liệu bentonite trong phương pháp hấp thụ làm sạch dầu nhớt biến thế thải. Dầu biến thế thải sau khi tái sinh đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật như dầu biến thế mới.

42962Nghiên cứu sử dụng vật liệu polymer Pex trong công tác sửa chữa mặt đường bê tông xi măng

Nghiên cứu về hỗn hợp vật liệu Pex để vá chữa hư hỏng trên mặt đường bê tông xi măng và cho thấy vật liệu này có những ưu điểm vượt trội so với vật liệu truyền thống khác.

42963Nghiên cứu sử dụng vật liệu vỏ hạt sen xử lý kim loại nặng trong môi trường nước

Chương 1: Tổng quan; Chương 2: Hóa chất sử dụng và phương pháp thực nghiệm; Chương 3: Kết quả và thảo luận.

42964Nghiên cứu sử dụng vi khuẩn Bacillus Subtilis HU58 trong vữa xi măng có khả năng tự lèn

Dựa trên cơ sở quá trình tổng hợp khoáng theo cơ chế sinh học, xi măng sinh học hiện đang được nghiên cứu quan tâm như một giải pháp bền vững, thân thiện với môi trường trong công nghiệp vật liệu xây dựng. Trong nội dung của nghiên cứu này, tác giả sử dụng chủng vi khuẩn mới là Bacillus Subtilis HU58 đưa vào vữa xi măng và theo dõi khả năng tự liền mẫu vữa sau 1 năm dưỡng hộ.

42965Nghiên cứu sử dụng vôi hủy hóa làm phụ gia cải thiện đặc tính cơ học của bê tông nhựa trong điều kiện ẩm ướt

Trên cơ sở các kết quả thí nghiệm trong phòng của bê tông nhựa chặt 12,5 có sử dụng vôi thủy hóa thay thế một phần bột khoáng, bài báo phân tích và đánh giá đặc tính cơ học của bê tông nhựa có sử dụng vôi thủy hóa làm phụ gia trong điều kiện ẩm ướt.

42966Nghiên cứu sử dụng xỉ đáy làm cốt liệu trong sản xuất gạch bê tông

Trình bày kết quả nghiên cứu sử dụng xỉ đáy Cẩm Phả, thay thế đá mạt (theo khối lượng) với hàm lượng là 25%, 50%, 75%, 100% để chế tạo gạch bê tông. Kết quả cho thấy với hàm lượng xỉ thay thế 25%, 50%, 75% gạch bê tông tương ứng có thể đạt mac M20, M15, M5 theo TCVN 6477:2016. Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng cho các nhà máy sản xuất gạch bê tông góp phần xử lý phế thải tro xỉ nhiệt điện.

42967Nghiên cứu sử dụng xỉ sắt làm cốt liệu cho bêtông Asphalt

Nghiên cứu các tính chất cơ bản xỉ sắt với vai trò làm cốt liệu và các tính chất của bê tông asphalt khi sử dụng cốt liệu xỉ sắt như cường độ chịu nén; độ ổn định; thương số Marshall và mô đun đàn hồi.

42968Nghiên cứu sử dụng xỉ thép kết hợp đá mi (O-MM) dùng trong xây dựng móng đường ô tô

Trình bày giải pháp sử dụng xỉ thép kết hợp với đá mi (0.5mm) để cải thiện một số tính chất cơ lý của cấp phối. Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng khi kết hợp với một số hàm lượng hợp lý đá mi đã cải thiện một số tính chất chất cơ lý của xỉ thép, đảm bảo các tính chất cần thiết trong xây dựng móng trên của kết cấu áo đường ô tô.

42969Nghiên cứu sử dụng xỉ thép tái chế gia cố xi măng làm lớp móng đường ô tô

Qua các nghiên cứu [5-10], xỉ thép từ lò điện hồ quang không phải là chất thải nguy hại theo Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định [1], nó là chất thải thông thường, được quản lý theo TCVN 6705:2009 [2]. Nếu không có giải pháp tái sử dụng nguồn xỉ thép này thì việc bảo quản sẽ tốn rất nhiều chi phí và lãng phí quỹ đất để lưu trữ. Bài báo này trình bày vắn tắt kết quả nghiên cứu giải pháp sử dụng xỉ thép tái chế từ các nhà máy luyện thép khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu (BRVT), gia cố xi măng để làm móng đường ô tô. Các chỉ tiêu thử nghiệm, đánh giá như đối với vật liệu cấp phối đá dăm gia cố xi măng: Cường độ chịu nén (Rn), cường độ ép chẻ (Rech) và mô đun đàn hồi vật liệu (E). Đây là các chỉ tiêu cơ bản phục vụ cho công tác thiết kế, thi công và nghiệm thu lớp móng đường ô tô sử dụng vật liệu gia cố xi măng.

42970Nghiên cứu sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức trường hợp khách sạn 3 sao tại Đà Nẵng

Nghiên cứu này nhằm khám phá và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại các khách sạn 3 sao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Số liệu được thu thập từ 244 nhân viên từ các khách sạn 3 sao trên địa bản thành phố Đà Nẵng thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Kết quả cho thấy 7 yếu tố: quản lý trực tiếp, sự hỗ trợ của tổ chức, cơ hội phát triển nghề nghiệp, đào tạo và phát triển, sự trao quyền, lương thưởng và phúc lợi, đặc điểm công việc có tác động tích cực đến sự gắn kết của nhân viên. Nghiên cứu cũng đưa ra một số gợi ý chính sách cho các nhà quản lý khách sạn 3 sao cải thiện công tác quản trị nguồn nhân lực để nâng cao sự gắn kết của nhân viên với khách sạn.