Khả năng sử dụng bùn thải và đá thải trong khai thác khoáng sản quặng đồng Sin Quyền kết hợp tro bay nhiệt điện để chế tạo bê tông đầm lăn làm móng đường giao thông
Tác giả: Hồ Anh Cương, Nguyễn Trọng DũngTóm tắt:
Hiện nay, Việt Nam hiện không đủ nguồn cung cát tự nhiên phục vụ nhu cầu xây dựng ở một số địa phương. Do đó, việc nghiên cứu sử dụng cát nhân tạo để thay thế cát tự nhiên là một trong những giải pháp hiệu quả không những về kinh tế, kỹ thuật mà còn cả về môi trường sinh thái. Trong nghiên cứu này đã sử dụng bùn thải, cát nhân tạo và đá dăm được gia công từ đá thải trong quá trình khai thác quặng đồng Sin Quyền (Lào Cai) kết hợp với tro bay nhiệt điện Sơn Động (Bắc Giang) để chế tạo bê tông đầm lăn (BTĐL) (RCC) trong phòng thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với tỷ lệ sử dụng tro bay nhiệt điện và bùn thải khai thác quặng đồng dao động từ 10% đến 30% theo thể tích của xi măng có thể chế tạo được BTĐL với độ cứng 20 - 40 giây, các giá trị trung bình ở tuổi 28 ngày như: Cường độ chịu kéo uốn từ 3,08 - 3,58 MPa, cường độ nén 24,5 - 28,5 MPa, độ mài mòn đạt 0,300 - 0,334 g/cm2, mô-đun đàn hồi khi nén tĩnh từ 38,5 - 41,5 GPa. Từ đó, bài báo đánh giá rằng BTĐL trong nghiên cứu có thể sử dụng được cho tầng móng của mặt đường giao thông cấp cao.
- Nghiên cứu khả năng hấp phụ caffeine của than sinh học vỏ cà phê hoạt hóa bằng K₂CO₃
- Nghiên cứu ứng dụng phương pháp keo tụ điện hóa xử lý crom nước thải xi mạ
- Đánh giá các phương pháp phân loại lớp phủ thực vật tỉnh Hà Giang sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh SENTINEL-2
- Khả năng ứng dụng cách tiếp cận dự báo dài hạn (Foresight) trong xây dựng chính sách về an ninh môi trường
- Quy trình kỹ thuật kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học