CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Giảng viên DTU

  • Duyệt theo:
21 Xử lý các hành vi xâm hại tình dục trẻ em trên không gian mạng: hướng dẫn của liên hợp quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Phương Thảo, Hà Ngọc Quỳnh Anh // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 05(165) - Tháng 05 .- Tr. 62-79 .- 340

Bài viết trình bày một số văn bản pháp lý nền tảng của Liên hợp quốc về bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi bóc lột và lạm dụng tình dục trên không gian mạng; Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em trên không gian mạng; Nhận diện những dạng hành vi xâm hại tình dục trẻ em trên không gian mạng; Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm hại tình dục trẻ em và việc thực hiện trên không gian mạng. Bài viết cũng đặt ra những câu hỏi mang tính tranh luận pháp lý về việc nên hay không nên tội phạm hóa một số dạng hành vi về xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.

22 Hợp tác trên biển của ASEAN – vai trò, thách thức và giải pháp / Trần Thắng Long // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 05(165) - Tháng 05 .- Tr. 80-92 .- 340

Hợp tác quốc tế trên biển là một trong những nội dung hợp tác quan trọng trong khuôn khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và là hướng hợp tác chính trong tiến trình hội nhập hưởng đến Cộng đồng ASEAN. Hợp tác trên biển bao gồm nhiều vấn đề hợp tác cụ thể, bảo gồm kết nối hàng hải, an ninh và an toàn hàng hải, tìm kiếm và cứu nạn, an toàn và an ninh của các hệ thống thông tin liên lạc trên biển, quản lý và bảo vệ hệ sinh thái hàng hải, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường biển và nguồn lợi thủy sản và du lịch sinh thái. Với vị trí địa chính trị và tầm quan trọng đặc biệt về kinh tế, an ninh, quốc phòng, hợp tác giữa các quốc gia ASEAN có tác động không nhỏ đến hòa bình, an ninh và sự ổn định của khu vực và trên thế giới. Mặc dù vậy, hợp tác trên biển của ASEAN đối mặt với những khó khăn và thách thức không nhỏ, đặc biệt là những thách thức đến từ tình thế “tiến thoái lưỡng nan” trong quan hệ giữa các quốc gia ASEAN với những cường quốc trong khu vực và trên thế giới, nỗ lực tìm đến sự cân bằng giữa chủ quyền quốc gia và lợi ích chung của khu vực và hạn chế về mặt thể chế và cơ chế giám sát thực thi những cam kết của các quốc gia thành viên. Bài viết nghiên cứu vai trò và phân tích những thách thức pháp lý tác động đến hợp tác trên biển của ASEAN, từ đó thảo luận về những giải pháp nhằm tháo gỡ các thách thức và thúc đẩy hợp tác trên biển của ASEAN một cách hiệu quả.

23 Cơ sở kinh tế của phân phối lại bằng tiền và hiện vật, thu nhập và thay thế hàng hóa đến hành vi, hiệu quả tiêu dùng / Nguyễn Văn Song, Nguyễn Xuân Điệp, Thái Vân Hà // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 532 .- Tr. 3 - 12 .- 330

Bài viết phân tích ảnh hưởng của chương trình phân phối lại của chính phủ cho người ngheo đến hàng vi, hiệu quả tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của người được trợ cấp thông qua ảnh hưởng thu nhập và ảnh hưởng thay thế.

24 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin tín dụng trường hợp các ngân hàng thương mại Nhà nước tại Việt Nam / Nguyễn Kim Quốc Trung // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 532 .- Tr. 13 - 22 .- 332.04

Bài viết xác định các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin tín dụng tại các ngân hàng thương mại nhà nước tại Việt Nam, đồng thời ước lượng mức độ tác động của từng nhân tố đến chất lượng thông tin tín dụng tại các ngân hàng này. Bằng việc sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, bài viết đã xác định và kiểm định bốn nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin tín dụng tại các ngân hàng thương mại nói trên gồm: tính kịp thời, tính bảo mật, tính liên quan và độ tin cậy, từ đó đưa ra một số thảo luận về các nhân tố mang ý nghĩa thống kê.

25 Từ chính sách kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng dài hạn / Phạm Thế Anh // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 532 .- Tr. 23 - 37 .- 338

Trình bày khung cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa các chính sách kinh tế vĩ mô với tăng trưởng trong dài hạn. Tiếp theo thực trạng tài khóa và tiền tệ sẽ được khảo sát và đánh giá nhằm chỉ ra những tồn tại và thách thức đối với Việt Nam trong thời gian tới. Cuối cùng, một số khuyến nghị đối với các định hướng chính sách tài khóa và tiền tệ quan trọng nhằm hướng tới sự ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn.

26 Tác động của độ mở thương mại và vốn con người đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam / Nguyễn Đăng Hiễn, Phạm Thị Ngọc Sương // .- 2022 .- Số 532 .- Tr. 38 - 49 .- 330

Bài viết nghiên cứu tác động của độ mở thương mại, vốn con người đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong dài hạn độ mở thương mại và vốn con người không có tác động đến tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, trong ngắn hạn độ mở thương mại có tác động âm còn vốn con người có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra một số khuyến nghị gợi mở hàm ý chính sách phù hợp cho điều kiện phát triển kinh tế của Việt Nam. Từ khóa:

27 Các nhân tố tác động đến năng suất lao động của doanh nghiệp trong ngành chế biến chế tạo Việt Nam / Phạm Thế Anh // .- 2022 .- Số 532 .- Tr. 50 - 61 .- 330

Bài viết phân tích và ước lượng các nhân tố tác động đến năng suất lao động của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong 22 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong đó, mô hình nghiên cứu thực nghiệm tập trung đo lường vai trò của các doanh nghiệp nước ngoài, sử dụng ba biến số đại diện gồm tỷ trọng tài sản, tỷ trọng lao động và tỷ trọng doanh thu trong từng ngành.

28 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam / Nguyễn Danh Nam, Uông Thị Ngọc Lan // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 532 .- Tr. 72 - 85 .- 332.04

Bài viết xem xét các yếu tố tác động đến phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn kết hợp với khảo sát sâu đối với cán bộ nhân viên tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Kết quả cho thấy, sự phát triển ngân hàng xanh chịu tác động nhiều nhất là yếu tố nguồn lực tài chính của ngân hàng.Từ đó, đưa ra một hàm ý chính sách nhằm nâng cao mức độ phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam trong thời gian tới.

29 Định giá khoản vay trên cơ sở rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi / Hoàng Thị Thu Hiền, Đỗ Thị Thu Hà // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 532 .- Tr. 86 - 96 .- 332.04

Bài viết đánh giá những nhân tố ảnh hưởng và quyết định lên lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi từ Basel I lên Basel II, từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho các ngân hàng trong việc định giá theo rủi ro.

30 Chủ nghĩa tư bản sau chiến tranh lạnh, những ảnh hưởng đến trật tự thế giới và một số đề xuất cho Việt NamChủ nghĩa tư bản sau chiến tranh lạnh, những ảnh hưởng đến trật tự thế giới và một số đề xuất cho Việt Nam / Lý Hoàng Mai // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 532 .- Tr. 97 - 107 .- 335.02

Bài viết phân tích sự biến đổi của chủ nghĩa tư bản sau chiến tranh lạnh dựa trên cách tiếp cận của Mác về hai mặt của phương thức sản xuất là biến đổi về lực lượng sản và biến đổi về quan hệ sản xuất. Từ những biến đổi trong phương thức sản xuất của chủ nghĩa tư bản, bài viết phân tích những ảnh hưởng của sự biến đổi này đến trật tự thế giới trên góc độ kinh tế và chính trị, chỉ ra một số thách thức của Việt Nam trước sự biến đổi của chủ nghĩa tư bản. Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị để Việt Nam giảm thiểu được các thách thức, thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.