CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Liên minh Châu Âu

  • Duyệt theo:
1 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường liên minh châu Âu / Lê Thị Hải Anh // .- 2023 .- Số 813 - Tháng 11 .- Tr. 94 - 96 .- 332

Bài viết đánh giá tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam tới thị trường này, qua đó xuất một số giải pháp hướng đến nâng cao giá trị xuất khẩu mặt hàng cà phê trong thời gian tới.

2 Đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản sang liên minh Châu Âu / Thân Văn Thanh // .- 2023 .- Tháng 10 .- Tr. 151-154 .- 332

Hiện nay, các mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam đang xuất khẩu ra 185 nước trên thế giới. Trong đó, với 508 triệu dân và tổng sản phẩm nội địa khoảng 18.000 tỷ USD, Liên minh châu Âu được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng đối với nông sản Việt Nam. Bài viết phản ánh tình hình, khó khănthách thức của hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông sản Việt Nam đến thị trường này, từ đó đề xuất một giải pháp cho thời gian tới.

3 Hoà giải thương mại tại Liên minh Châu Âu: quy định pháp luật, thực trạng phát triển và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam / Nguyễn Ngọc Hà // Luật học .- 2023 .- Số 6(277) .- Tr. 109-121 .- 341.752

Hoà giải thương mại tại Liên minh châu Âu đã được phát triển trên cơ sở những quy định do Liên minh châu Âu và các quốc gia thành viên ban hành. Quá trình phát triển này có thể mang lại cho Việt Nam những bài học bổ ích nhằm hoàn thiện khung pháp luật về hoà giải thương mại và thúc đẩy sử dụng hoà giải thương mại. Bài viết làm rõ nội dung những quy định pháp luật về hoà giải nói ung và hoà thương mại nói riêng tại Liên minh châu Âu cũng như tại các quốc gia thành viên, phân tích thực trạng phát triển của hoà giải trong khu vực, từ đó rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam.

4 Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của liên minh Châu Âu và khả năng ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam / Trần Vũ Trung // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 803 .- Tr. 74 - 76 .- 330

Tác giả thảo luận chính sách thuế carbon của Liên minh châu Âu để có thể thúc đẩy Chính phủ Việt Nam áp dụng nghiêm ngặt chính sách môi trường đối với các ngành công nghiệp trong nước và thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước có thể thực hiện cắt giảm phát thải carbon trước khi nhiều thị trường khác cũng theo đuổi chính sách tương tự như Liên minh châu Âu.

5 Bảo vệ bản quyền đối với tác phẩm do công nghệ trí tuệ nhân tạo ra theo pháp luật Liên minh Châu Âu / Lê Thị Minh // Nghiên cứu Châu Âu .- 2023 .- Số 3(270) .- Tr. 33-43 .- 340

Bài viết xem xét tình hình pháp luật bản quyền EU hiện hành đối với các tác phẩm do AI tạo ra. Bài viết kết luận pháp luật EU điều chỉnh vấn đề bản quyền đối với các tác phẩm này dựa trên mức độ đóng góp của con người vào quá trình tạo ra tác phẩm.

6 Chủ nghĩa khu vực “mới” với tư cách là chiến lược cho Liên minh Châu Âu trong bối cảnh khủng hoảng / Roman Bugrov // Nghiên cứu Châu Âu .- 2023 .- Số 2(269) .- Tr. 3-13 .- 327

Phân tích chiến lược phát triển khả thi cho Liên minh Châu Âu (EU) với tư cách là một chủ thể dẫn dắt thể chế chính của các quá trình liên kết ở cấp độ khu vực và toàn cầu. Chính sách mở rộng năng động, vốn là đặc trưng của EU trong những thập kỷ gần đây, đang vấp phải sự phản đối cả ở bên ngoài và cả ở chính trong EU.

7 Vấn đề bảo đảm quyền con người trong luật pháp của Liên minh châu Âu / Lê Hoàng Anh Tuấn // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 36 – 40 .- 340

Liên minh Châu Âu (EU) đã dẫn đầu thế giới trong việc bảo đảm quyền con người, đặc biệt cụ thể chi tiết về những đạo luật, quy định cho từng vấn đề về bảo đảm quyền con người. Nhưng trong những năm gần đây, cam kết của Châu Âu đối với các quyền ngày càng bị thách thức, từ các vấn đề biến động chính trị, xã hội. Châu Âu đối mặt với nhiều đòi hỏi quy định pháp luật một lần nữa cần được sự đồng thuận thống nhất của các nước trong Liên minh. Bài viết nghiên cứu về một số vấn đề bảo đảm quyền con người ở Châu Âu, giúp chỉ ra và xâu chuỗi những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề đã được Châu Âu giải quyết, từ đó đưa ra những gợi mở bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

8 Thỏa thuận xanh châu Âu của EU : những cam kết thực hiện và một số thách thức đặt ra / Bùi Việt Hưng, Ngô Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Mão // Nghiên cứu Châu Âu .- 2022 .- Số 9 (264) .- Tr. 57-63 .- 327

Thỏa thuận xanh châu Âu đưa ra mục tiêu cam kết cắt giảm phát thải khí nhà kinh xuống mức bằng 0 vào năm 2050. Để thực hiện thành công thỏa thuận này, EU cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp từ ưu tiên chính sách đến huy động nguồn lực tài chính, cũng như linh hoạt trong đối thoại và hợp tác quốc tế.

9 Mô hình chứng nhận y tế chung tại Liên minh Châu Âu trong bối cảnh dịch Covid-19 và một số vấn đề đặt ra đối với ASEAN / Phạm Hồng Hạnh // Luật học .- 2022 .- Số 09 .- Tr. 115-12 .- 340

Tại Liên minh châu Âu, các quốc gia thành viên đã thống nhất triển khai hệ thống xác nhận y tế chung với tên gọi là Chứng nhận Covid kĩ thuật số nhằm tạo điều kiện cho công dân Liên minh châu Âu và các thành viên gia đình của họ thực hiện quyền tự do đi lại khi có căn cứ chứng minh rằng họ đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe cộng đồng. Bài viết phân tích các vấn đề pháp lí về Chứng nhận Covid kĩ thuật số của Liên minh châu Âu, từ đó đưa ra những lưu ý đối với ASEAN nếu triển khai hệ thống chứng nhận y tế này.

10 Vai trò của CHLB Đức trong chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu đối với Liên bang Nga từ sau chiến tranh lạnh tới nay / Nguyễn Thị Thu Hà // .- 2022 .- Số 620 .- Tr. 43 - 45 .- 658

Bài viết chỉ ra vai trò cụ thể của Đức trong chính sách đối ngoại của EU đối với Nga từ sau chiến tranh lạnh đến nay, qua đó nhận xét và dự báo về vai trò của Đức trong mối quan hệ EU – Nga trong thời gian tới.