CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Địa chất công trình

  • Duyệt theo:
1 Xác định độ dẫn thủy lực của các lớp đất rời trong điều kiện địa chất một số khu vực ở Thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Ngọc Phúc // .- 2023 .- Số 61 - Tháng 01 .- Tr. 112-120 .- 624

Nghiên cứu về dòng chảy của nước trong môi trường đất có ý nghĩa quan trọng để ước tính lưu lượng nước thấm dưới đất trong các điều kiện thủy lực khác nhau: bài toán tính toán trữ lượng động khai thác nước dưới đất; bài toán lan truyền ô nhiễm; bài toán cố kết đất nền. Một trong những thông số vật lý chính trong các các bài toán nói trên đó là độ dẫn thủy lực. Nội dung bài viết này, tác giả tiến hành so sánh giá trị độ dẫn thủy lực từ các kết quả Thí nghiệm thấm trong phòng với các Công thức bán thực nghiệm của một số tác giả. Kết quả nghiên cứu này góp phần bổ sung độ tin cậy cho việc sử dụng tốt hơn thông số vật lý độ dẫn thủy lực khi mô phỏng tính toán vận động của nước dưới đất.

2 Nghiên cứu giải pháp nâng cao ổn định của bờ dốc đất sét lẫn dăm sạn ở dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 2, đoạn tuyến từ km 284+600 đến km 285+995 / Lê Thị Hồng Vân // Tài nguyên & Môi trường .- 2023 .- Số 4 (402) .- Tr. 41-43 .- 624

Trình bày đặc điểm địa hình, địa chất khu vực đoạn tuyến từ km 284+600 đến km 285+995 của dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 2, đồng thời đề xuất các phương án để nâng cao ổn định của bờ dốc đất tại khu vực nghiên cứu này.

3 Back analysis on deep excavations = phân tích ngược các hố đào sâu / Tran Hoang Tin // Xây dựng .- 2021 .- Số 9 .- Tr. 113-117 .- 624

This paper is to present two case studies that include 3 basements excavated up-to 15m below current street level. Both Hardening Soil model and Mohr Coulomb model were applied for the analyses of geotechnical aspects. Inclinometers were installed to record diaphragm wall’s deflections before construction = Trình bày hai trường hợp nghiên cứu ở 3 tầng hầm đào sâu đến 15m dưới nền đường. Cả hai mô hình đất cứng và mô hình Mohr Coulomb đã được áp dụng để phân tích các khía cạnh địa kỹ thuật. Các thiết bị máy đo độ nghiêng đã được lắp trước khi thi công để ghi nhận độ lệch ngang của tường vây

4 Đánh giá các giải pháp gia cố nền đất yếu cùng đề xuất giải pháp nền và móng phù hợp cho điều kiện địa chất của đồng bằng sông Cửu Long / Nguyễn Sỹ Hùng // Xây dựng .- 2020 .- Số 2 .- Tr. 31-36 .- 624

Nghiên cứu tổng quan và hiện trạng, đánh giá thực trạng nền và móng công trình tại đồng bằng sông Cửu Long, khảo sát và liệt kê các giải pháp nền móng phù hợp với điều kiện tại đồng bằng sông Cửu Long, đề xuất các giải pháp và xây dựng hướng dẫn lựa chọn giải pháp.

5 Chỉnh lý số liệu địa chất cho bài toán hố đào sâu kể đến ảnh hưởng của lộ trình ứng suất / Nguyễn Sỹ Hùng, Lê Văn Trường // Xây dựng .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 119-124 .- 624

Nghiên cứu mô phỏng ứng xử của đất nền cho bài toán hố đào sâu có kể đến lộ trình ứng suất và sự tương hợp với mô hình tính toán cũng như số liệu địa chất đầu vào trong phần mềm Plaxis.

6 Mô hình hóa đa tỷ lệ bài toán địa cơ học sử dụng phương pháp kết hợp phần tử hữu hạn và phần tử rời rạc / Nguyễn Trung Kiên // .- 2020 .- Tập 14 Số 1V .- Tr. 93-103 .- 624

Phương pháp phần tử hữu hạn (PTHH) và phương pháp phần tử rời rạc (PTRR) là hai phương pháp được sửdụng rất phổ biến trong mô phỏng bài toán địa cơ học. Mỗi phương pháp dựa trên các giả thuyết khác nhauvà cũng phù hợp với các trường hợp khác nhau. Nếu như phương pháp PTHH phù hợp với các bài toán ở tỷ lệvừa và lớn thì phương pháp PTRR cho phép mô tả đến tỷ lệ vi mô, tương tác giữa các phần tử cấu thành vậtliệu. Nhằm kết hợp và phát triển một phương pháp mô phỏng đa tỷ lệ kết hợp ưu điểm của hai phương pháp nóitrên, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trong thời gian vừa qua. Bài báo này trình bày một nghiên cứu đề xuấtviệc kết hợp giữa hai phương pháp thống nhất trong một mô phỏng đa tỷ lệ. Phương pháp kết hợp cho phép môphỏng các bài toán ở tỷ lệ vĩ mô, thông qua việc kể đến các đặc trưng tự nhiên của vật liệu thông qua tương tácở tỷ lệ vi mô. Sau đó, một ví dụ minh họa khả năng của phương pháp đã được thực hiện. Vật liệu mô phỏngđược hiệu chỉnh dựa trên mẫu đá sét Callovo Oxfordian. Kết quả thu được phù hợp với kết quả thực nghiệm.Đặc biệt, hiện tượng tập trung biến dạng trong một vùng hẹp, cục bộ, hình thành cụm trượt đã được ghi nhận.Thông qua đó, các tính chất ở cấp vi mô cùng đã được phân tích nhờ vào phương pháp mô phỏng này.

7 Về hệ thống tiêu chuẩn khảo sát địa chất công trình – địa kỹ thuật ở Việt Nam / PGS. TS. Đoàn Thế Tường // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2019 .- Số 02 .- Tr. 64-76 .- 624

Các tiêu chuẩn Việt Nam về khảo sát địa chất công trình – địa kỹ thuật cho tới nay được đánh giá là đầy đủ phục vụ cung cấp các thông số đầu vào của điều kiện nền đất cho thiết kế nền móng, nhưng chưa được hệ thống hóa. Bài báo trình bày và sử dụng phương pháp cây tiêu chuẩn để hệ thống hóa nhằm quản lý tốt hơn công tác biên soạn tiêu chuẩn. Bài báo cũng chỉ ra rằng đã đến lúc cần đổi mới tư duy phát triển tiêu chuẩn theo hướng độc lập với các số liệu Việt Nam.

8 Chuyển vị tường vị cho hố đào sâu trong điều kiện địa chất Hà Nội / TS. Ngô Thị Thanh Hương, TS. Nguyễn Văn Quang // Cầu đường Việt Nam .- 2019 .- Số 08 .- Tr. 46-49 .- 624

Đề cập đến vấn đề chuyển vị của tường vây trong quá trình đào tầng hầm, trong điều kiện địa chất Hà Nội. Việc lựa chọn các thông số địa chất phù hợp với mô hình Morth-Coulomb giúp việc tính toán chuyển vị tường vây sát với các giá trị thực tế quan trắc được bằng thiết bị inclinometer.

9 Nghiên cứu các đặc điểm địa chất liên quan đến vấn đề ổn định bờ sông Sài Gòn tại khu vực Thanh Đa / Lưu Xuân Lộc, Nguyễn Thống // Xây dựng .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 189-192 .- 624

Trình bày kết quả nghiên cứu về khả năng sạt lở bờ sông gây ra dòng chảy. Nội dung bao gồm xác định cao trình mực nước ngầm, đo đạc mặt cắt ngang, các đặc tính địa chất của bờ sông, thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT, lấy mẫu đất, thí nghiệm các đặc tính của đất trong phòng thí nghiệm, đo đạc giao động mực nước trong sông.