CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Khoa học Công nghệ

  • Duyệt theo:
1 Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo với phát triển văn hóa pháp luật / Ngô Ngọc Diễm // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 34 - 37 .- 340

Nâng cao vai trò, nhận thức của toàn dân trong việc phát triển văn hóa pháp luật thì sự đóng góp của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò lớn trong những năm gần đây. Bài viết phân tích, đánh giá về thành tựu và đóng góp của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong việc phát triển văn hóa pháp luật để từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp.

2 Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo : đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương / Vũ Hưng // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 4(757) .- Tr. 3-7 .- 330

Trình bày những đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ KH&CN và các bộ, ngành trung ương, các tỉnh, thành phố đã chủ động ban hành các văn bản để cụ thể hóa và tạo lập hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động KH&CN trên địa bàn; các cơ chế, chính sách được triển khai, vận dụng hết sức linh hoạt, sáng tạo, đồng hành cùng doanh nghiệp, xác định doanh nghiệp là trung tâm của hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo; tập trung hỗ trợ đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ KH&CN để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế phát triển của địa phương; tổ chức thực hiện nhiều nhiệm vụ KH&CN phục vụ tốt các chương trình mục tiêu quốc gia. KH&CN đóng góp ngày càng nhiều vào giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hóa, đã và đang khẳng định vị thế và đóng góp thiết thực, hiệu quả và rất rõ nét cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

3 Chính sách nghiên cứu và đổi mới sáng tạo quốc gia của Thái Lan và bài học gợi suy cho Việt Nam / Santi Charoenporpattana, Siriporn Pittayasophon, Bạch Tân Sinh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 3(756) .- Tr. 8-11 .- 330

Trình bày khái quát về lộ trình xây dựng chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của Thái Lan. Đặc biệt là những cải cách đột phá trong thời gian gần đây khi hướng ưu tiên quốc gia vào các mục tiêu bền vững, thông qua chính sách “Nền kinh tế xanh, Tuần hoàn và Sinh học – BCG”. Trên cơ sở đó, đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam trong nỗ lực xây dựng lộ trình chính sách STI, từ đó xác định được một số lựa chọn ưu tiên quốc gia với một số lĩnh vực phát triển cụ thể trong nông nghiệp và du lịch dựa trên thế mạnh quốc gia với một số lĩnh vực phát triển cụ thể trong nông nghiệp và du lịch dựa trên thế mạnh quốc gia về đa dạng sinh học, đồng thời đảm bảo những lựa chọn ưu tiên đó đóng góp vào việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030.

4 Sự hình thành các Spin-off tại Viện Khoa học Việt Nam thập niên 90 / Phạm Tuấn Huy, Phạm Thị Bích Ngọc // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 3(756) .- Tr. 12-15 .- 330

Đánh giá sự hình thành, phát triển và kết thúc của các Spin-off trong quá khứ là cần thiết nhằm rút kinh nghiệm để xây dựng, triển khai các chủ trương, chính sách trong giai đoạn sắp tới về loại hình doanh nghiệp này. Qua sự trưởng thành và phát triển của những Spin-off nêu trên, có thể thấy chủ trương thành lập Spin-off trong giai đoạn những năm 90 cuả Viện KHVN là đúng hướng, phù hợp với yêu cầu gắn kết khoa học và sản xuất, đẩy nhanh tiến độ KH&CN vào thực tiễn đời sống, góp phần thương mại hóa những kết quả nghiên cứu. Một trong những trọng tâm của Bộ khoa học và Công nghệ giai đoạn này là nghiên cứu, đề xuất cơ chế thí điểm phát triển loại hình doanh nghiệp KH&CN khởi nguồn từ các trường đại học, viện nghiên cứu (doanh nghiệp Spin-off).

5 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2021 / Ninh Văn Diện // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 6-8 .- 300

Bài viết trình bày 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2021, đây là hoạt động thường niên, thể hiện sự tôn vinh của giới báo chí đối với hoạt động KH&CN nước nhà. 10 sự kiện đã được lựa chọn thuộc 6 lĩnh vực: cơ chế chính sách, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, nghiên cứu ứng dụng, tôn vinh nhà khoa học, hội nhập quốc tế. Đây là lần đầu tiên, Văn kiện Đại hội Đảng xác định “khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” là một trong các đột phá chiến lược để xây dựng và phát triển đất nước. Qua đó khẳng định, “khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” không chỉ là động lực mà còn là trụ cột cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

6 Chuyên gia, trí thức kiều bào chung tay cùng đổi mới sáng tạo quốc gia / Ngô Hướng Nam // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 33-35 .- 300

Trình bày việc huy động nguồn lực ngườu Việt Nam ở nước ngoài, hình thành Mạng lưới hỗ trợ và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam, đồng thời hỗ trợ chuyên gia, trí thức và doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài hoạt động KH&CN tại Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng, việc sử dụng hiệu quả nguồn lực trí thức kiều bào cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Tin tưởng rằng với quyết tâm chính trị mạnh mẽ từ Đảng, Chính phủ, sự nổ lực và đồng lòng của toàn dân, đặc biệt là đội ngũ trí thức Việt Nam ở trong và ngoài nước, Việt Nam sẽ có cơ hội vươn lên bứt phá, trở thành một trong những điểm sáng về kinh tế, KH&CN của khu vực và toàn cầu.

7 Thúc đẩy hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam / Tạ Việt Dũng, Trần Thị Hồng Lan, Nguyễn Văn Chức // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 36-39 .- 330

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế hiện nay, công nghệ là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, là tiền đề cho việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kết nối cung – cầu công nghệ là một giải pháp quan trọng thúc đẩy sự gắn kết giữa hoạt động nghiên cứu và phát triển với sản xuất, góp phần nâng cao trình độ và năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp… Bài viết điểm lại một số kết quả ứng dụng và chuyển giao công nghệ thông qua hoạt động kết nối cung – cầu công nghệ, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động này tại Việt Nam.

8 Minh bạch hóa quản trị nguồn nước lưu vực sông Mekong dựa trên tiếp cận KH&CN / Nguyễn Minh Quang // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 46-49 .- 363

Công cụ giám sát đập thủy điện Mekong (MDM) nhằm minh bạch hóa và đề cao trách nhiệm trong quản trị nguồn nước lưu vực sông Mekong dựa trên tiếp cận KH&CN. Bên cạnh tác động của biến đổi khí hậu, việc sử dụng nguồn nước ở thượng nguồn sông Mekong những năm qua đã khiến cho vấn đề an ninh nguồn nước của khu vực hạ lưu ngày càng trở nên khó khăn. MDM được cho là công cụ tiên phong trong việc cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm trong quan trị nguồn nước xuyên biên giới ở các quốc gia thượng nguồn, giúp cung cấp dữ liệu và bằng chứng thực tế để hạn chế việc “thao túng thông tin”, từ đó cải thiện năng lực và sự chủ động ứng phó của cộng đồng ở vùng hạ lưu.

9 KH&CN góp phần đảm bảo an ninh, an toàn bức xạ hạt nhân quốc gia / Nguyễn Trọng Ngọ // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 64-65 .- 363

Đánh giá hiện trạng phông phóng xạ môi trường biển Việt Nam, khả năng phát tán, ảnh hưởng phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân đang vận hành gần lãnh thổ nước ta, đặc biệt đã chế tạo thành công hệ thiết bị quan trắc cảnh báo tự động phóng xạ môi trường biển, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn bức xạ hạt nhân quốc gia. Mặc dù luôn phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn ở mức cao nhất nhưng sự vận hành của các nhà máy điện hạt nhân này vẫn luôn mang lại những lo ngại sâu sắc, bởi vì nếu có sự cố xảy ra thì những hậu quả để lại sẽ vô vùng lớn, không chỉ đối với môi trường sinh thái mà còn cả tính mạng, sức khỏe con người.

10 Phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong nông nghiệp ở Việt Nam / Nguyễn Anh Trụ, Đặng Thị Kim Hoa, Bùi Thị Lâm // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 604 .- Tr. 10 - 12 .- 330

Bài viết giải thích ý nghĩa của phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong nông nghiệp Việt Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở nước ta.