CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên

  • Duyệt theo:
481 Lai tạo và chọn các giống lúa thơm phục vụ cùng trồng lúa thơm của tỉnh Sóc Trăng / Vũ Thị Hiếu Đông // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 95-96 .- 363

Nghiên cứu trình bày lai tạo và chọn các giống lúa thơm phục vụ cùng trồng lúa thơm của tỉnh Sóc Trăng. Không chỉ thay đổi cơ cấu giống lúa, phương thức sản xuất lúa những năm gần đây cũng có sự chuyển hướng rõ nét. Thay vì sản xuất theo phương thức truyền thống, nhiều hộ nông dân chuyển sang sản xuất theo quy trình, quy chuẩn an toàn, đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP…, tạo ra sản phẩm có truy xuất nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo yêu cầu của từng đối tác thu mua. Với mục tiêu chọn tạo các giống lúa thơm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, các nhà khoa học thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng đã nghiên cứu, lai tạo và chọn được 6 loại giống lúa thơm phục vụ vùng trồng lúa thơm của tỉnh, góp phần mở ra cơ hội cho việc sản xuất các loại gạo đặc sản của Việt Nam nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng.

482 Ứng dụng công cụ di truyền học trong bảo tồn loài hổ (Panthera tigris) / Võ Văn Sự, Chu Đức Hà // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 107-110 .- 363

Giới thiệu vài nét về nguồn gốc tiến hóa, cơ chế di truyền màu sắc lông của hổ và các ứng dụng của công cụ phân tích gen trong việc bảo tồn và quản lý loài này. Công nghệ gen phát triển đã làm sáng tỏ về nguồn gốc, tiến hóa và sự thích nghi của loài hổ. Các nhà khoa học đã bắt đầu giải thích được sự đa dạng về màu sắc bộ lông và sọc trên cơ thể của các cá thể hổ. Những phát hiện này có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác bảo tồn in situ và ex situ. Nếu các quốc gia không có những biện pháp mạnh mẽ nhằm ngăn chặn nạn săn bắt, buôn bán hổ hoang dã và tăng cường các giải pháp bảo tồn nguồn gen, rất có thể trong thời gian tiếp theo, hổ và các loài động vật hoang dã khác sẽ chỉ còn xuất hiện trong điều kiện nuôi nhốt hoặc trong các áng văn thơ.

483 Phân lập vi khuẩn phân hủy toluene và khảo sát khả năng phân hủy hỗn hợp hydrocarbon thơm trong nước thải phòng thí nghiệm / Nguyễn Thị Phi Oanh, Lê Hoàng Khang // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 1(Tập 64) .- Tr. 16-20 .- 363

Nghiên cứu mô tả phân lập vi khuẩn phân hủy toluene và khảo sát khả năng phân hủy hỗn hợp hydrocarbon thơm trong nước thải phòng thí nghiệm. Toluene là hydrocarbon thơm được sử dụng chủ yếu phổ biến như dung môi công nghiệp và là một trong những thành phần chính của xăng. Do tan được trong nước nên toluene có thể hiện diện ở nước mặt hoặc lăn lỏi từ đất xuống mạch nước ngầm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Các mẫu bùn lắng được thu từ hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm hóa học được sử dụng để phân lập vi khuẩn có khả năng phân hủy toluene và khảo sát khả năng phân hủy. Kết quả khả sát cho thấy vi khuẩn có khả năng phân hủy hiệu quả các hydrocarbon thơm khác hiện diện trong nước thải như acetophenone, benzaldehyde, phenol, pyridine và xylene. Vi khuẩn có khả năng phân hủy nhiều hợp chất hữu cơ khác nhau là những dòng vi khuẩn được đặc biệt quan tâm trong nghiên cứu ứng dụng để xử lý chất ô nhiễm bằng biện pháp sinh học.

484 Khảo sát ảnh hưởng của một số nguồn cacbon và nitơ đến khả năng sinh trưởng và kháng khuẩn của chủng Streptomyces sp. HM9 phân lập từ hải miên / Phạm Thị Miền, Lê Kiều Hân, Nguyễn Thị Kim Cúc // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 1(Tập 64) .- Tr. 21-26 .- 363

Phân tích ảnh hưởng của một số nguồn cacbon và nitơ đến khả năng sinh trưởng và kháng khuẩn của chủng Streptomyces sp. HM9 phân lập từ hải miên. Xạ khuẩn biển Streptomyces HM9 phân lập từ hải miên được tối ưu hóa môi trường với một số nguồn cacbon (C) và nitơ (N) khác nhau nhằm đánh giá khả năng sinh chất kháng sinh phổ rộng. Khi sử dụng các nguồn C và N khác nhau, chủng HM9 cho khả năng đối kháng với hai chủng vi khuẩn kiểm định khác nhau. Điều đó cho thấy, chủng xạ khuẩn này có thể sinh ra những chất kháng sinh khác nhau hoặc những kháng sinh phổ rộng. Vì vậy, cần có những nghiên cứu tiếp theo về thành phần các chất trao đổi bậc hai được sinh ra, tinh sạch và phân tích cấu trúc các chất có hoạt tính kháng khuẩn từ chủng xạ khuẩn này.

485 Quảng Bình: chú trọng công tác bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên nước bền vững / Nguyễn Hoàng Trung // .- 2022 .- Số 5(379) .- Tr. 44-45 .- 363

Thực hiện Luật Tài nguyên nước và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua đã ban hành văn bản tăng cường quản lý, cấp phép tài nguyên nước, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước góp phần sử dụng tài nguyên nước bền vững.

486 Lai Châu: tăng cường bảo vệ môi trường để phát triển bền vững / Ngọc Đặng // .- 2022 .- Số 5(379) .- Tr. 49-50 .- 363

Đại hội Đảng lần thứ XIV xác định : huy động các nguồn lực xây dựng Lai Châu phát triển nhanh và bền vững. Đây là tầm nhìn có tính chiến lược, lâu dài, không chỉ đảm bảo cho tỉnh phát triển hiện nay mà còn phát triển mạnh mẽ vào giai đoạn tiếp theo.

487 Cao Bằng: phát huy nguồn lực khoáng sản để phát triển bền vững / Mai Nguyễn // .- 2022 .- Số 5(379) .- Tr. 51-52 .- 363.7

Cao bằng là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có giá trị về tiềm năng trữ lượng, chất lượng. Đây là tiềm năng lợi thế để tăng cường quản lý, bảo vệ và sử dụng hiệu quả, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội môi trường.

488 Hướng đến môi trường không khói thuốc lá trong bối cảnh Covid-19 / Việt Anh // .- 2022 .- Số 5(379) .- Tr. 55-56 .- 363

Thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây nhiều bệnh tật nguy hiểm đối với con người, trong đó ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và các bệnh về hô hấp, … xây dựng môi trường không khói thuốc sẽ đem lại nhiều lợi ích nhằm bảo vệ người k hút thuốc lá và cả người hút thuốc lá.

489 Khả năng ứng dụng của dữ liệu Lidar trong phân loại lớp phủ bề mặt khu vực đô thị / Nguyễn Thị Hữu Phương, Nguyễn Minh Thắng // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 5(379) .- Tr. 21-23 .- 363

Trong môi trường đô thị nơi độ phức tạp của cấu trúc cao, Lidar được xem là một bộ dữ liệu quan trọng và hữu ích để thu nhận tốt hơn về đặc trung của cả hai loại đối tượng trên lớp phủ. Bài báo đề cập đến khả năng ứng dụng của dữ liệu Lidar trong phân loại lớp phủ bề mặt khu vực đô thị.

490 Chủ trương phát triển kinh tế biển và quy hoạch không gian biển quốc gia ở Việt Nam / Tạ Đình Thi, Nguyễn Lê Tuấn, Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Chí Công // .- 2022 .- Số 5 (379) .- Tr. 11-13 .- 333.91

Chiến lược bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nêu quan điểm xuyên xuốt “Phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển, đảm bảo hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển,… phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước” và quy hoạch không gian biển được xem là công cụ quản lý nhà nước chủ đạo phát triển bền vững biển và hải đảo.