CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Du Lịch

  • Duyệt theo:
521 Bàn về đào tạo nhân lực khách sạn Việt Nam / Nguyễn Đức Thắng, Mai Hiên // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 58 – 59 .- 910

Nguồn nhân lực du lịch nói chung, nhân lực khách sạn của Việt Nam nói riêng mới chỉ dừng ở khía cạnh đào tạo cơ bản. Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ là việc của cơ sở đào tạo, mà cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cùng nhiều yếu tố khác.

522 Phát triển du lịch bền vững tại Hội An – điểm đến di sản văn hóa thế giới: Thái độ của người dân địa phương / Hoàng Thị Diệu Thúy // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 281 .- Tr. 73-82 .- 910

Phát triển bền vững là xu hướng tất yếu và cũng là yêu cầu UNESCO đặt ra cho các di sản thế giới. Thông qua trường hợp của Hội An, nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của người dân địa phương đối với việc phát triển du lịch bền vững tại một điểm đến Di sản văn hóa thế giới. Sử dụng phương trình cấu trúc tuyến tính phân tích 300 mẫu khảo sát, kết quả thu được cho thấy rằng người dân càng nhận thức rõ ràng về lợi ích của du lịch bền vững và càng gắn bó với nơi ở thì họ càng ủng hộ việc phát triển du lịch văn hóa theo hướng bền vững. Nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý quản lý để tăng cường sự ủng hộ của người dân như nâng cao nhận thức về giá trị di sản, và tập huấn kiến thức về du lịch văn hóa bền vững.

523 Vai trò các bên liên quan trong quy hoạch phát triển du lịch bền vững: Nghiên cứu trường hợp tại Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La / Lã Thị Bích Quang // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 281 .- Tr. 92-100 .- 910

Du lịch là một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới, có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Phát triển du lịch bền vững là định hướng mà ngành du lịch thế giới hướng tới trong những thập kỉ gần đây. Để phát triển du lịch bền vững cần phải xây dựng chiến lược và quy hoạch trên tiêu chí đảm bảo được lợi ích của các bên liên quan. Ở Việt Nam, vấn đề này chưa thực sự được chú trọng, do vậy, tác giả đã tiến hành nghiên cứu về vai trò của các bên liên quan trong quá trình quy hoạch phát triển du lịch bền vững. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập tại xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Bài viết áp dụng lý thuyết các bên liên quan, đánh giá mức độ tham gia của các bên liên quan và từ đó chỉ ra vai trò của các bên liên quan trong quy hoạch phát triển du lịch bền vững tại Tà Xùa, đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của chính quyền và cộng đồng địa phương trong việc quyết định sự phát triển du lịch tại một địa phương.

524 Tác động của giao dịch ngoại bảng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại tại Việt Nam / Phạm Thị Hoàng Anh, Thân Thị Hạ, Lại Thu Hằng // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 282 .- Tr. 2-11 .- 332.12

Bài nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của hoạt động ngoại bảng tới lợi nhuận cũng như vai trò của hoạt động ngoại bảng trong xu hướng dịch chuyển từ thu nhập từ lãi sang thu nhập phi lãi của các ngân hàng thương mại Việt Nam, giai đoạn 2013-2019. Nghiên cứu tìm ra bằng chứng thực nghiệm từ mô hình hồi quy dữ liệu bảng cho thấy giao dịch ngoại bảng tăng sẽ góp phần cải thiện nguồn thu ngoài lãi tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, nhưng không làm tăng tổng lợi nhuận của ngân hàng thương mại Việt Nam. Nói cách khác, giao dịch ngoại bảng có vai trò tích cực trong thay đổi cơ cấu thu nhập từ thu nhập từ lãi sang thu nhập phi lãi tại ngân hàng thương mại. Nói cách khác kết luận này cho thấy giao dịch ngoại bảng kì vọng giúp cơ cấu thu nhập của ngân hàng thương mại Việt Nam hợp lý hơn, ổn định hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tổng tài sản có tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại.

525 Bàn về quản lý nhà nước trong xây dựng phát triển sản phẩm du lịch Hà Giang / Nguyễn Chiến Thắng, Vừ Thị Mai Hương // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 20 – 22 .- 910

Đại hội đại biểu lần thứ XVI Đảng bộ tỉnh Hà Giang (nhiệm kỳ 2015 – 2020) xác định phát triển du lịch là một trong năm chương trình trọng tâm lớn của tỉnh, cụ thể: “phấn đấu đến năm 2020, du lịch Hà Giang trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu khối dịch vụ, tạo tiền đề đến năm 2030 là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong nền kinh tế chung của tỉnh với hệ Thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang bản sắc văn hoá Hà Giang, thân thiện với môi trường, đưa Hà Giang trở thành một trong những địa bàn trọng điểm về du lịch của vùng và của cả nước.

526 Bến Tre – Để du lịch sinh thái trở thành thế mạnh / Hoàng Ngọc Hiển // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 26 – 28 .- 910

Loại hình du lịch sinh thái ở Bến Tre tuy có phát triển nhưng chưa có sự thay đổi đột phá cả về hình thức lẫn nội dung và đã xuất hiện một số ảnh hưởng tiêu cực: Cảnh quan tự nhiên bị phá vỡ, ô nhiễm môi trường...Vấn đề đặt ra cho ngành du lịch Bến Tre là làm thế nào để du lịch sinh thái thật sự trở thành thế mạnh và góp phần phát triển du lịch bền vững tại địa phương.

527 Nghề Quản trị sự kiện & sự kiện du lịch: Từ góc nhìn đào tạo / Trịnh Lê Anh, Nguyễn Thu Thuỷ // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 39 – 41 .- 910

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, điều kiện sống của con người ngày càng nâng cao, nhu cầu kết nối đa quy mô giữa các cá nhân, nhóm và nhu cầu tạo lập cũng như hưởng thụ các giá trị tinh thần và vật chất thông qua sự kiện ngày càng gia tăng. Quản trị, tổ chức sự kiện hiện là một trong những nghề nghiệp có sức hấp dẫn lớn trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

528 Chuyển đổi số với phát triển du lịch trong bối cảnh ứng phó với đại dịch Covid-19 / Vũ Thế Bình // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 50 – 51 .- 910

Đại dịch Covid-19 đã có ảnh hưởng tiêu cực và sâu rộng tới nền kinh tế thế giới, trong đó có ngành du lịch, vốn là một ngành rất nhạy cảm với biến động chính trị - xã hội. Quá trình phòng chống và khắc phục hậu quả của dịch covid-19 còn kéo dài và đòi hỏi nhiều nỗ lực của các cấp ngành nhưng nhờ đó, ngành du lịch đang có và ngày càng nhiều hơn sự thay đổi về phương thức quản lý và mô hình kinh doanh. Chuyển đổi số là một hướng đi cơ bản để nhanh chóng chuyển du lịch thành một ngành kinh tế số và góp phần thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển trở lại trong những năm tới. Bài viết dưới đây dựa trên báo cáo đề dẫn trình bày tại diễn đàn.

529 Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh cách mạng Công nghiệp 4.0 / Nguyễn Đình Thanh // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Sô 11 .- Tr. 25 – 27 .- 910

Việt Nam đang bước vào giai đoạn 4.0. Cuộc cách mạng này tạo ảnh hưởng sâu rộng, bao trùm toàn bộ các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế trong đó có ngành du lịch. Đánh giá lợi thế và thách thức nhằm tìm ra các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành du lịch trong kỷ nguyên số là đòi hỏi mang tính cấp thiết trong tình hình mới.

530 Tác động của CPTPP đối với một số lĩnh vực cơ bản của nền kinh tế / Phạm Tố Linh // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 40 – 42 .- 910

Ngay sau khi Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực vào đầu năm 2019, thủ tướng chính phủ đã phê duyệt kế hoạch thực hiện CPTPP tại Quyết định số 121/QĐ –TTG ngày 24/1/2019 với những nhiệm vụ cụ thể, chi tiế cho các bộ, ngành liên quan thực hiện các công việc cụ thể theo lộ trình, bao gồm 5 nhóm nội dung chính.