CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Du Lịch

  • Duyệt theo:
501 Một số định hướng nghiên cứu địa lý chính trị hiện nay / Đoàn Thị Thu Hương // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Số 3(30) .- Tr. 35 – 39 .- 910

Trên thế giới, địa lý chính trị đã nhận được sự quan tâm về mặt học thuật từ rất sớm với hệ thống công trình nghiên cứu phong phú, đa dạng; tuy nhiên, tại Việt Nam, tầm quan trọng của địa lý chính trị chưa được nhìn nhận rõ ràng và đầy đủ. Trên cơ sở phân tích một số hướng nghiên cứu địa lý chính trị điển hình trên thế giới, bài viết gợi mở một số hướng nghiên cứu địa lý chính trị tại Việt Nam trong thời kỳ mới; trong đó tập trung vào một số nghiên cứu như địa lý chính trị tài nguyên, tài nguyên vị thế của địa phương, vấn đề địa lí chính trị lãnh thổ, vấn đề địa lý chính trị xã hội và vấn đề địa lí chính trị tôn giáo.

502 Việc làm xanh: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn / Phạm Mạnh Hà // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Số 3(30) .- Tr. 55 – 60 .- 910

Trong bối cảnh tòn cầu đang ứng phó với khủng hoảng môi trường và biến đổi khí hậu, việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang nền kinh tế xanh là phương thức hiệu quả. Một trong những yếu tố để chuyển đổi sang nền kinh tế đó là tạo việc làm xanh trong xã hội. Việc làm xanh giúp giảm tác động của các doanh nghiệp và ngành kinh tế lên môi trường và dần đạt đến mức độ bền vững. Tuy nhiên, tại Việt Nam khái niệm việc làm xanh chưa được nêu ở bất kỳ văn bản chính thức có tính pháp lý nào. Bài viết sẽ tập trung phân tích các quan điểm, khái niệm và nội hàm việc làm xanh, kinh nghiệm của một số quốc gia về tạo việc làm xanh trong nền kinh tế và đưa ra một số hàm ý mang tính chiến lược cho Việt Nam.

503 Tiềm năng phát triển du lịch bền vững ở Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang – Lâm Bình / ThS. Nguyễn Anh Tuấn, Nhâm Hiền // Môi trường .- 2021 .- Số 1 .- Tr. 56-58 .- 910

Tài nguyên sinh thái tự nhiên và nhân văn – cơ sở cho sự phát triển du lịch bền vững của Khu bảo tồn Na Hang – Lâm Bình; Một số vấn đề đặt ra trong việc phát triển du lịch bền vững của Khu bảo tồn Na Hang – Lâm Bình.

504 Những vấn đề môi trường và nhận thức môi trường của một số cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam / Nguyễn Xuân Cự, Nguyễn Thu Trang, Phạm Kim Cương // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Số 4(31) .- Tr. 19 – 24 .- 910

Trong thời gian gần đây, đời sống của người dân thuộc các dân tộc thiểu số đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm tại nhiều địa phương. Với mục đích tìm hiểu thực trạng những vấn đề môi trường, góp phần vào việc xác định các nhiệm vụ bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững các vùng dân tộc thiểu số, nghiên cứu này tập trung vào phân tích một số vấn đè môi trường và nhận thức môi trường của cộng đồng các dân tộc thiểu số, bao gồm: dân tộc Mông, Thái, Cơ Tu, MNông, Ê-Đê và Khmer cư trú ở các vùng khác nhau trong cả nước.

505 Hiệu quả bố trí dân cư phục vụ phát triển bền vững và đảm bảo an ninh quốc phòng tại Đảo Trần, tỉnh QUảng Ninh / Đoàn Thị Thu Hương, Phạm Thị Trầm // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Số 4(31) .- Tr. 25 – 31 .- 910

Quy hoạch bố trí dân cư, sản xuất kinh doanh phù hợp với đặc điểm và vị trí chiến lược của các đảo ven bờ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội biển, hải đảo gắn liền với giữ vững chủ quyền và bảo vệ an ninh quốc phòng trên vùng biển – đảo. Bài viết tập trung phân tích thực trạng phân bố dân cư theo một số tiêu chí được lựa chọn, có so sánh với quy hoạch dân cư và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu đảm bảo an ninh quốc phòng của đảo Trần.

506 Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Bến Tre / Nguyễn Đình Đáp, Nguyễn Thị Bích Nguyệt // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Số 4(31) .- Tr. 46 – 52 .- 910

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, kèm theo lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ngày một gia tăng gây sức ép cho môi trường tỉnh Bến Tre.Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn còn nhiều hạn chế như thực hiện quy hoạch còn nhiều vướng mắc, nguồn lực đầu tư cho xử lý chats thải rắn chưa đáp ứng được nhu cầu, rác thải sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn, thiết bị thu gom và phương tiện vận chuyển rác không đảm bảo kỹ thuật gây mất vệ sinh, hầu hết các bãi chôn lấp rác đều quá tải, gây ô nhiễm...Trong nghiên cứu này, trên cơ sở phân tích hiện trạng phát sinh , phân loại, quy hoạch, công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Bến Tre, từ đó đề xuất các kiến nghị việc xây dựng cơ chế, chính sách và giải pháp thực hiện hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong thời gian tới.

507 Ứng dụng GIS nghiên cứu xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở đất tỉnh Yên Bái / Đặng Thành Trung, Lê Thu Quỳnh // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Số 4(31) .- Tr. 53 – 60 .- 910

Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc, với địa hình có độ dốc lớn, đặc điểm địa chất phong hoá mạnh, các hoạt động nhân sinh, đặc biệt alf lượng mưa trung bình các tháng mùa mưa lớn đã tạo điều kiện cho trượt lở đất xảy ra. Bài báo sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP tích hợp vào GIS để thành lập bản đồ phân vùng trượt lỡ đất tỉnh Yên Bái. Kết quả bài viết cho thấy khu vực có nguy cơ cao trượt lở là vùng đất cao và rất cao chiếm 33,96% tổng diện tích lãnh thổ, chủ yếu tập trung tại một số xã của huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Lục Yên, Văn Chấn.

508 Đánh giá hiện trạng và nhu cầu bảo tồn các hệ sinh thái ven biển tỉnh Nam Định / Nguyễn Song Tùng // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Số 3(30) .- Tr. 11 – 17 .- 910

Nam Định là địa phương có tính đa dạng sinh học cao, nguồn lợi thuỷ sản đa dạng, đặc biệt là tại Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ - khu Ramsar đầu tiên của vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên công tác bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý các hệ sinh thái ven biển cũng đang gặp nhiều thách thức từ mất cân bằng sinh thái do các hoạt động sử dụng đấtvaf mặt nước kém bền vững, hoạt động khai hoang lấn biển, phá rừng ngập mặn, phát triển cơ sở hạ tầng ven biển, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Nghiên cứu này đánh giá hiện trạng và nhu cầu bảo tồn các hệ sinh thái ven biển tỉnh Nam Định, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp bảo tồnđa dạng sinh học, bảo vệ các hệ sinh thái ven biển, cảnh quan phong phú và độc đáo của tỉnh Nam Định trong chiến lược phát triển bền vững.

509 Du lịch biển thành phố Đồng Hới: Tiềm năng và thực trạng / Nguyễn Thị Hà Thành, Đặng Hữu Liệu, Trương Quang Hải // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Số 3(30) .- Tr. 18 – 25 .- 910

Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình là đô thị ven biển với nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhờ vào nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn và phong phú mang tầm quốc gia, nằm ở vị trí trung tâm của hệ thống giao thông tỉnh QUảng Bình và là điểm trung chuyển quan trọng tới di sản thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng. Nghiên cứu này chỉ ra tiềm năng và thực trạng du lịch, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch thành phố Đồng Hới thông qua các phương pháp chính gồm: phân tích SWOT, phỏng vấn sâu một số doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh du lịch trên địa bàn.

510 Tối ưu hoá sản phẩm địa phương để hạn chế rò rỉ lợi ích kinh tế du lịch: nghiên cứu thực tiễn các khách sạn tại Bắc Ninh / Lê Thanh Tùng // .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 81 - 89 .- 910

Bài viết thực hiện khảo sát các khách du lịch nước ngoài tại Bắc Ninh để có được quan điểm của họ về việc sử dụng các sản phẩm nhập khẩu. Kết quả cho thấy tầm quan trọng của sản phẩm nhập khẩu chưa đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, từ đó đưa ra một số khuyến nghị phát triển sản phẩm địa phương, tận dụng tối đa lợi ích từ du lịch cho người dân sở tại.